UVM là gì? Các công ty đang yêu cầu kỹ năng gì từ kỹ sư Design Verification?

Chủ Nhật, 21 tháng 07, 2024

Phần 1: Các công ty đang yêu cầu kỹ năng gì từ kỹ sư verification (DV)

Các công ty trong lĩnh vực thiết kế vi mạch tích hợp (VLSI) luôn tìm kiếm những kỹ sư Verification (DV) có kỹ năng và kiến thức sâu rộng nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu suất của sản phẩm. Khi các chip ngày càng trở nên phức tạp hơn, nhu cầu về những công cụ mạnh mẽ để kiểm tra thiết kế cũng gia tăng, giúp đảm bảo tiến độ hoàn thành và chất lượng tối ưu của chip.

Khi dạo một vòng trên LinkedIn, bạn sẽ dễ dàng thấy rằng các công việc tuyển dụng cho vị trí Design Verification Engineer luôn đòi hỏi kiến thức về UVM. Các công ty lớn như Marvel, Synopsys, Ampere,… đều không ngoại lệ. Vậy hãy cùng phân tích UVM để hiểu lý do tại sao nó lại được các công ty yêu cầu cao đến vậy.

Phần 2: UVM là gì?

UVM (Universal Verification Methodology) là một trong những phương pháp xác minh tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thiết kế vi mạch tích hợp (IC), UVM được xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình Systemverilog, các lý do chính khiến các công ty lựa chọn sử dụng UVM:

  1. Tính tiêu chuẩn hóa: Điều này giúp các kỹ sư khi vào công ty nhanh chóng tiếp cận được nguồn database to lớn của công ty và không mất nhiều thời gian để bắt kịp công việc
  2. Khả năng tái sử dụng cao (Reusable): Các khối chứng năng được thiết kế và đóng gói có thể được sử dụng qua nhiều dự án khác nhau, từ IP-level đến SoC-level.
  3. Quán lý dòng dữ liệu: UVM hỗ trợ mô hình transaction, giúp dễ dàng quản lý và theo dõi các stimulus tác động đến DUT, điều này mang lại hiệu quả cao trong quá trình debugging

Theo dõi các Stimulus đang lái DUT

Ngoài những lợi ích nổi bật đã đề cập, UVM còn sở hữu nhiều điểm mạnh khác mà chúng ta sẽ khám phá thêm trong các bài viết sau. Bây giờ, hãy cùng tiếp tục tìm hiểu về cấu trúc cơ bản của một UVM testbench trong phần 3 nhé!

Phần 3: UVM testbench

Mô hình UVM testbench architecture

Một testbench UVM được tổ chức thành nhiều khối chức năng riêng biệt, mỗi khối đóng một vai trò thiết yếu trong quá trình xác minh thiết kế. Dưới đây là các khối chức năng chính trong UVM.

  • UVM Environment: Tạo ra và cấu hình các khối chức năng như UVM agent và UVM scoreboard, tổ chức các thành phần con của testbench. Một cách dễ hiểu, bạn có thể hình dung UVM Environment như một “phòng thí nghiệm” kiểm tra. Trong phòng thí nghiệm này, bạn có đầy đủ các dụng cụ và thiết bị (các thành phần UVM) cần thiết để kiểm tra xem thiết kế vi mạch của bạn có hoạt động đúng hay không.
  • UVM Scoreboard: Đánh giá độ chính xác của thiết kế (DUT – Design Under Test) bằng cách so sánh các giá trị thực tế với các giá trị kỳ vọng, giúp xác định các lỗi và vấn đề trong thiết kế. Bạn có thể hình dung scoreboard như một “bảng điểm” trong phòng thí nghiệm kiểm tra của bạn vậy.
  • UVM Agent: Chứa các thành phần liên quan đến một giao thức cụ thể (như APB, AHB, I2C, UART…), giúp quản lý và thực hiện các giao tiếp với DUT. Agent có thể được hiểu như một “nhân viên kiểm tra” trong phòng thí nghiệm của bạn.
  • UVM Driver: Giống như một “người lái xe”, nhiệm vụ của UVM_driver là điều khiển và gửi các tín hiệu kiểm tra (stimulus) tới thiết kế của bạn. Nó lấy các lệnh kiểm tra từ sequencer và chuyển chúng thành các tín hiệu cụ thể mà thiết kế có thể hiểu và phản ứng
  • UVM Sequencer: Giống như người lập kế hoạch, sequencer quyết định thứ tự và cách mà các tín hiệu kiểm tra được gửi đi. Nó tạo ra các chuỗi lệnh kiểm tra mà driver sẽ thực hiện. Thường thì sequencer sẽ nhận thông tin từ sequence và chuyển tiếp chúng đến driver để điều khiển DUT.
  • UVM Monitor: Giống như một người quan sát, monitor sẽ theo dõi các tín hiệu đầu ra từ thiết kế và thu thập dữ liệu để gửi đến scoreboard hoặc các thành phần khác để phân tích và đánh giá.
  • Interface: giúp kết nối giữa các “dụng cụ kiểm tra” và thiết kế mà bạn đang kiểm tra. Bạn có thể hình dung interface như một “dây cáp” trong phòng thí nghiệm của bạn. Interface đóng vai trò kết nối và tương tác giữa UVM và DUT. Các khối chức năng của UVM không điều khiển trực tiếp DUT mà thông qua interface để thực hiện các tác vụ này.
  • UVM Test: giống như một “bài kiểm tra cuối kỳ” mà bạn chuẩn bị cho học sinh của mình. Nó sẽ bao gồm tất cả các câu hỏi và bài tập mà bạn muốn học sinh thực hiện. UVM Test đảm nhận ba chức năng chính: khởi tạo môi trường, cấu hình môi trường thông qua cơ chế uvm_config_db, và khởi tạo UVM sequence để điều khiển các đầu vào của DUT.

Mỗi khối trong cấu trúc này góp phần tạo nên một testbench UVM mạnh mẽ và hiệu quả, giúp tối ưu hóa quá trình xác minh và đảm bảo chất lượng thiết kế.M mạnh mẽ và hiệu quả, giúp tối ưu hóa quá trình xác minh và đảm bảo chất lượng thiết kế.

Phần 4: Lời kết

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về những yêu cầu đối với các kỹ sư Design Verification (DV) cũng như vai trò quan trọng của UVM. Điều này sẽ giúp bạn định hình chiến lược học tập và nghiên cứu của mình, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể trong các cuộc phỏng vấn trong tương lai.

——————————————————

Tìm hiểu lộ trình cho người mới bắt đầu để hiểu thêm về công việc, ngành nghề, đãi ngộ và những kiến thức cần thiết để học thiết kế vi mạch và tham gia vào thị trường vi mạch.
Lộ Trình Bắt Đầu Ngành Thiết Kế Vi Mạch Bán Dẫn

Truy cập Server EDA Miễn Phí của ICTC để thực hành thiết kế vi mạch:
Truy cập Server EDA Miễn Phí

Hiện tại ICTC đang mở các khóa học thiết kế vi mạch từ cơ bản đến nâng cao, các bạn có thể tìm hiểu tại các bài viết sau nhé:

Chủ Nhật, 21 tháng 07, 2024
Huy Nguyễn

Huy Nguyễn

Với hơn 6 năm làm việc trong lĩnh vực vi mạch, tập trung vào khâu kiểm tra (Design verification - DV), mình từng làm việc ở các công ty trong và ngoài nước và hiện tại đang công tác tại công ty NSING Technology Singapore, mình nhận thấy đây là một ngành nghề mang lại nhiều giá trị. Đứng trước các vấn đề về thời đại, ngành vi mạch ngày càng trở nên thu hút hơn khi các tập đoàn lớn đang đẩy mạnh đầu tư và tìm kiếm nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Từ đó, ngày càng có nhiều bạn mong muốn được tiếp cận với ngành vi mạch nhưng chưa có định hướng cụ thể và chưa biết phải bắt đầu như thế nào và chuẩn bị những gì. Là một người đã và đang làm trong ngành vi mạch, mình mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ bằng cách mang những kinh nghiệm, trải nghiệm và kiến thức thực tế nhất đến với các bạn đang quan tâm lĩnh vực này, đem đến một hành trang vững chắc trên hành trình chinh phục ước mơ của các bạn - những Kỹ sư vi mạch tương lai. Đó là lý do trung tâm đào tạo ICTC được ra đời, với khát vọng đóng góp một phần vào sự phát triển ngành vi mạch nói chung và ngành vi mạch ở Việt Nam nói riêng.

Đội Ngũ Giảng Viên Đến Từ Các Công ty vi mạch hàng đầu với NHiều năm kinh nghiệm

Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Ampere
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Renesas
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ MediaTek Singapore
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ BOS
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Marvell
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Renesas
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ NSING

Nổi Bật

Tổng Kết Khóa Học Thiết Kế Vi Mạch Cơ Bản Tháng 6 2024

Tổng Kết Khóa Học Thiết Kế Vi Mạch Cơ Bản Tháng 6 2024

Hôm nay, khóa học Thiết kế Vi mạch Cơ bản tại Trung tâm ICTC đã chính thức khép lại với buổi lễ tổng kết ý nghĩa. Đây là dịp để giảng viên và học viên cùng nhau nhìn lại hành trình học tập, những thành quả đạt được, và chia sẻ cảm nghĩ sau khóa học. Cảm Nghĩ Của Học...

TỔNG KẾT OFFLINE VI MẠCH 07/2024

TỔNG KẾT OFFLINE VI MẠCH 07/2024

Vậy là sau hơn 4 tiếng đồng hồ giao lưu và chia sẻ các kiến thức về tổng quan ngành vi mạch, các vị trí việc làm, tuyển dụng, các kinh nghiệm học tập, phỏng vấn, ... buổi offline ngày hôm nay đã kết thúc thành công tốt đẹp.Rất cảm ơn các bạn đã không ngại đường xá xa...

Bài Viết Mới

Chiếc Máy Tính Nhỏ Hơn Hạt Gạo – MSPM0C1104

Chiếc Máy Tính Nhỏ Hơn Hạt Gạo – MSPM0C1104

Bạn Có Tin Một Máy Tính Có Thể Nhỏ Hơn Hạt Gạo? Texas Instruments đã chứng minh điều đó với MSPM0C1104 – một con chip vi điều khiển có kích thước chỉ 1.38 mm² nhưng sở hữu sức mạnh đáng kinh ngạc. Sức Mạnh Trong Một Kích Thước Siêu Nhỏ Dù nhỏ bé, MSPM0C1104 vẫn mang...

Chứng Chỉ – Giá Trị Từ Nỗ Lực Thực Sự

Chứng Chỉ – Giá Trị Từ Nỗ Lực Thực Sự

Chứng Chỉ Có Quan Trọng Khi Xin Việc? Nhiều người cho rằng chứng chỉ chỉ là “tờ giấy”, nhưng thực tế, nó phản ánh quá trình học tập nghiêm túc, sự nỗ lực không ngừng và khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế. Một chứng chỉ không thể đảm bảo 100% cơ hội việc làm,...

KỈ NIỆM KHÓA HỌC ICTC

KỈ NIỆM KHÓA HỌC ICTC

Còn nhớ thời điểm này năm ngoái là lúc bắt đầu IC1, 2 gì đó mà giờ đã là 19 rồi, thời gian trôi qua nhanh thiệt ^^.Trong buổi khai giảng, tụi mình luôn dành thời gian trao đổi để hiểu rõ mục tiêu của từng bạn khi tham gia. Thông thường, mọi người đến với hành trình...

BẠN CHƯA BIẾT BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Sau nhiều năm tư vấn và đào tạo vi mạch cho hàng trăm bạn sinh viên, học sinh và phụ huynh, kết hợp với kinh nghiệm từ các anh chị kỹ sư vi mạch có nhiều năm kinh nghiệm, đây là tất cả những kinh nghiệm và tài liệu mà mình đúc kết, tổng hợp lại được thành một quy trình tìm hiểu ngành vi mạch để các bạn mình mới tham gia vào ngành có thể bắt đầu một cách hiệu quả nhất.

 

Bấm nút bên dưới để tìm hiểu về ngành, về nghề nghiệp cũng như những thứ bản thân cần chuẩn bị để tham gia vào hành trình trở thành kỹ sư vi mạch tuy có phần gian nan nhưng vô cùng thú vị bạn nhé!

LỘ TRÌNH TỰ HỌC VI MẠCHGROUP CHAT HỌC TẬP VI MẠCH