Series Các Bài Viết Cơ Bản Về Vi Mạch – Phần 7: Công Việc Của Kỹ Sư Kiểm Tra Thiết Kế

Thứ Bảy, 22 tháng 02, 2025

Bên cạnh việc thiết kế RTL, một giai đoạn cực kỳ quan trọng khác trong chuồi thiết kế chip là Kiểm tra (xác minh) Thiết kế – Design Verification.

Design Verification (DV) là gì?

DV là quá trình kiểm tra và đảm bảo thiết kế hoạt động đúng với các yêu cầu đề ra (specification). Mục tiêu chính là phát hiện và khắc phục các lỗi (bug) trước khi RTL được tổng hợp (synthesize) và sản xuất (manufacture).

Nếu RTL Design là viết code để tạo ra một mạch số, thì Verification chính là viết code để “thử” mạch số đó, đảm bảo nó hoạt động đúng chức năng mong muốn.

Verification hoạt động như thế nào?

Verification sử dụng các mô hình kiểm tra (testbench) để gửi các tín hiệu đầu vào và quan sát đầu ra của thiết kế, so sánh kết quả thu được với kết quả mong muốn. Việc kiểm tra được thực hiện thông qua nhiều kỹ thuật khác nhau như:

  • Mô phỏng (Simulation): Kiểm tra thiết kế trên phần mềm mô phỏng.
  • Kiểm tra formal (Formal Verification): Sử dụng các kỹ thuật toán học để chứng minh tính đúng đắn của thiết kế.
  • Kiểm tra trực tiếp (Directed Testing): Viết các tình huống kiểm tra cụ thể dựa trên spec.
  • Kiểm tra ngẫu nhiên (Random Verification / Constrained Random Testing): Tạo ra các tín hiệu ngẫu nhiên tuân thủ một số ràng buộc nhất định.
  • Coverage Metrics: Đánh giá mức độ bao phủ của verification (đã kiểm tra được bao nhiêu trường hợp có thể xảy ra).

Các bước học Verification

  1. Nắm vững kiến thức về mạch số: Các nguyên tắc hoạt động của các khối mạch số (Adder, MUX, FSM, …).
  2. Học ngôn ngữ mô tả phần cứng (HDL): Verilog và đặc biệt là SystemVerilog là ngôn ngữ chính trong Verification.
  3. Làm quen với UVM (Universal Verification Methodology): framework giúp xây dựng testbench một cách chuẩn hóa và chuyên nghiệp.
  4. Làm quen với tool mô phỏng như VCS, Questa, ModelSim.
  5. Học các chuẩn giao tiếp trong chip và peripheral phổ biến như AMBA, UART, I2C, SPI…
  6. Tập phân tích yêu cầu thiết kế, xây dựng kế hoạch kiểm tra, viết testcase và chạy mô phỏng.

Quá trình phát triển của một kỹ sư Verification

  • Fresher – Junior (0-3 năm kinh nghiệm): Viết test case cơ bản, học cách debug, các chuẩn giao tiếp cơ bản. Chủ yếu verify ở IP level.
  • Senior (5+ năm kinh nghiệm): Xây dựng và tối ưu testbench, quản lý coverage, review test case. Các Senior Engineer có khả năng verify cho các IP và chuẩn giao tiếp phức tạp. Có kiến thức và kinh nghiệm về system để đảm nhận các khối hoặc subsystem quan trọng trong chip.
  • 10 năm kinh nghiệm: Lead Verification team, tham gia xây dựng chiến lược verification. Ở giai đoạn này, kỹ sư Verification không chỉ đơn thuần viết testbench hoặc chạy test mà đã có đủ kinh nghiệm để dẫn dắt một nhóm. Họ chịu trách nhiệm phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm, đảm bảo mỗi phần của kế hoạch verification được thực hiện đúng tiến độ và chất lượng. Họ cũng bắt đầu tham gia vào các quyết định kỹ thuật lớn về kiến trúc verification để đảm bảo tính mở rộng (scalability) và hiệu suất (efficiency) của môi trường kiểm tra
  • 15+ năm kinh nghiệm: Khi đạt đến mốc 15 năm kinh nghiệm, kỹ sư Verification có thể đảm nhận vai trò Verification Architect, chịu trách nhiệm xây dựng toàn bộ hệ thống verification cho full chip, bao gồm Thiết kế kiến trúc môi trường verification ở cấp độ Full Chip, đảm bảo mọi block và subsystem đều được kiểm tra đúng cách, Xây dựng kế hoạch test từ SoC level, xác định cách thức kiểm tra các giao tiếp phức tạp giữa nhiều IP (protocol verification, performance testing, power-aware verification…)

Verification là công việc thách thức và quan trọng, quyết định chất lượng của chip trước khi sản xuất. Nếu bạn yêu thích debug, phân tích logic và tìm kiếm lỗi, thì Verification chính là lĩnh vực phù hợp dành cho bạn.

——————————————————

Tìm hiểu lộ trình cho người mới bắt đầu để hiểu thêm về công việc, ngành nghề, đãi ngộ và những kiến thức cần thiết để học thiết kế vi mạch và tham gia vào thị trường vi mạch.
Lộ Trình Bắt Đầu Ngành Thiết Kế Vi Mạch Bán Dẫn

Truy cập Server EDA Miễn Phí của ICTC để thực hành thiết kế vi mạch:
Truy cập Server EDA Miễn Phí

Hiện tại ICTC đang mở các khóa học thiết kế vi mạch từ cơ bản đến nâng cao, các bạn có thể tìm hiểu tại các bài viết sau nhé:

Thứ Bảy, 22 tháng 02, 2025

Đội Ngũ Giảng Viên Đến Từ Các Công ty vi mạch hàng đầu với NHiều năm kinh nghiệm

Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Ampere
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Renesas
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ MediaTek Singapore
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ BOS
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Marvell
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Renesas
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ NSING

Nổi Bật

Tổng Kết Khóa Học Thiết Kế Vi Mạch Cơ Bản Tháng 6 2024

Tổng Kết Khóa Học Thiết Kế Vi Mạch Cơ Bản Tháng 6 2024

Hôm nay, khóa học Thiết kế Vi mạch Cơ bản tại Trung tâm ICTC đã chính thức khép lại với buổi lễ tổng kết ý nghĩa. Đây là dịp để giảng viên và học viên cùng nhau nhìn lại hành trình học tập, những thành quả đạt được, và chia sẻ cảm nghĩ sau khóa học. Cảm Nghĩ Của Học...

TỔNG KẾT OFFLINE VI MẠCH 07/2024

TỔNG KẾT OFFLINE VI MẠCH 07/2024

Vậy là sau hơn 4 tiếng đồng hồ giao lưu và chia sẻ các kiến thức về tổng quan ngành vi mạch, các vị trí việc làm, tuyển dụng, các kinh nghiệm học tập, phỏng vấn, ... buổi offline ngày hôm nay đã kết thúc thành công tốt đẹp.Rất cảm ơn các bạn đã không ngại đường xá xa...

Bài Viết Mới

TSMC Tăng Giá Chip Vì Thuế Quan, Người Dùng Chuẩn Bị “Đau Ví”

TSMC Tăng Giá Chip Vì Thuế Quan, Người Dùng Chuẩn Bị “Đau Ví”

TSMC – nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu thế giới – đang lên kế hoạch tăng giá wafer tới 15% trong năm nay do chi phí sản xuất leo thang và nguy cơ thuế quan từ Mỹ. Trước đó, các chuyên gia chỉ dự đoán mức tăng 5-10%, nhưng những chính sách mới của chính quyền Tổng thống...

Khai Giảng Các Khóa Học Thiết Kế Vi Mạch Tháng 1/2025

Khai Giảng Các Khóa Học Thiết Kế Vi Mạch Tháng 1/2025

Mừng năm mới 2025, ICTC hướng đến mục tiêu xây dựng cộng đồng vi mạch phát triển và mang đến nhiều kiến thức trong ngành bổ ích đến cho các bạn học viên tham gia. Vào tháng 1 vừa qua, các khóa học thiết kế vi mạch từ cơ bản đến nâng cao đã được khai giảng và đang...

Chiplets: Đổi Mới Ngành Công Nghiệp Bán Dẫn

Chiplets: Đổi Mới Ngành Công Nghiệp Bán Dẫn

Ngành công nghiệp bán dẫn đang trải qua một cuộc cách mạng lớn nhờ vào sự phát triển của công nghệ chiplet. Thay vì sản xuất một con chip duy nhất với tất cả các tính năng tích hợp, chiplet cho phép các nhà thiết kế chia nhỏ các chức năng thành các thành phần rời rạc,...

BẠN CHƯA BIẾT BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Sau nhiều năm tư vấn và đào tạo vi mạch cho hàng trăm bạn sinh viên, học sinh và phụ huynh, kết hợp với kinh nghiệm từ các anh chị kỹ sư vi mạch có nhiều năm kinh nghiệm, đây là tất cả những kinh nghiệm và tài liệu mà mình đúc kết, tổng hợp lại được thành một quy trình tìm hiểu ngành vi mạch để các bạn mình mới tham gia vào ngành có thể bắt đầu một cách hiệu quả nhất.

 

Bấm nút bên dưới để tìm hiểu về ngành, về nghề nghiệp cũng như những thứ bản thân cần chuẩn bị để tham gia vào hành trình trở thành kỹ sư vi mạch tuy có phần gian nan nhưng vô cùng thú vị bạn nhé!

LỘ TRÌNH TỰ HỌC VI MẠCHGROUP CHAT HỌC TẬP VI MẠCH