Trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu sự khác biệt giữa SystemVerilog (SV) và UVM. Vậy làm thế nào để tiếp cận SystemVerilog cho mục đích verification và UVM một cách hiệu quả?
Để bắt đầu, bạn nên tập trung vào các khái niệm cốt lõi sau đây:
- Data Type: bit, logic, array, structure
- Control Flow: Cấu trúc điều khiển if-else, case, loop, foreach
- Lập Trình Hướng Đối Tượng (OOP): class, object, inheritance, polymorphism
- Randomization và Constraint: Tạo dữ liệu kiểm thử ngẫu nhiên
- Assertion và Functional Coverage: Đảm bảo quá trình kiểm thử hoàn tất.
Việc kết hợp giữa tìm hiểu lý thuyết và thực hành là rất quan trọng. Hãy bắt đầu bằng việc viết testbench đơn giản để kiểm thử các module như FIFO, SRAM, Counter,… Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách SystemVerilog hoạt động trong thực tế.
Khi đã nắm vững các khái niệm cơ bản, hãy tiến hành mô hình hóa các khối chức năng trong testbench:
- Driver: Đẩy dữ liệu vào thiết kế
- Monitor: Quan sát dữ liệu đầu ra
- Scoreboard: So sánh kết quả thực tế với kết quả mong đợi
Những khối này là nền tảng để bạn dễ dàng chuyển sang học UVM, vì UVM sử dụng các thành phần tương tự như uvm_driver, uvm_monitor, uvm_scoreboard. Tuy nhiên, UVM mở rộng và chuẩn hóa chúng thành một hệ thống chuyên nghiệp hơn.
UVM (Universal Verification Methodology) tập trung vào việc chuẩn hóa cấu trúc testbench và cơ chế hoạt động trong các bài kiểm thử. Một số câu hỏi quan trọng bạn nên tìm hiểu khi học UVM:
- Khi bấm run simulation, điều gì sẽ xảy ra?
- Các phase trong UVM (build phase, run phase, shutdown phase,…) hoạt động như thế nào?
- Làm thế nào để quản lý và cấu hình dữ liệu testbench bằng UVM Factory và Config DB?
Hình minh họa dưới đây được trích từ tài liệu giảng dạy tại ICTC, mô tả chi tiết các phase trong UVM. Đây là một phần nội dung mà tụi mình xây dựng nhằm giúp học viên dễ dàng hình dung cách vận hành và tổ chức testbench trong thực tế.
