Tiếng Anh, Vi Mạch và Những Nỗi Lo Âu

Thứ tư, 03 tháng 04, 2024

Xin chào mọi người, mình là Cường, hiện tại là mình sinh viên năm 3 thuộc chuyên ngành Điện tử-Viễn Thông của Trường Đại học Bách Khoa-ĐH Quốc gia TP.HCM. Chắc hẳn từ tiêu đề bài viết mọi người cũng phần nào đoán được chủ đề mà mình muốn đề cập đến trong bài viết lần này. Và không để mọi người chờ đợi thêm nữa mình cùng đi vào từng mục nhé.

Tiếng anh: Về tiếng anh thì chắc mọi người ai cũng hiểu rõ được tầm quan trọng của nó trong thời đại ngày nay rồi, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển theo hướng hội nhập quốc tế và ngày càng có nhiều cơ hội về học tập và việc làm đến từ các nước phát triển như Mỹ, Úc hay các nước Châu Âu. Vì thế, có thể nói việc có khả năng sử dụng tốt tiếng anh sẽ là bàn đạp rất quan trọng để chúng ta có thể tiến xa hơn trong học tập cũng như có được một công việc tốt sau này.
Vi mạch: Về vi mạch, đây là ngành đã và đang được Nhà nước quan tâm và có các chính sách hỗ trợ định hướng phát triển lâu dài trong nhiều năm tới. Đi cùng với đó là các cơ hội về việc làm cũng  như là yêu cầu về chất lượng nhân lực của ngành ngày càng cao hơn. Và trong bối cảnh đó, Tiếng Anh đóng vai trò rất quan trọng để giúp các bạn học sinh cũng như sinh viên định hướng theo ngành có thể nâng cao trình độ và năng lực của bản thân để đáp ứng các yêu cầu nêu trên. Vậy cụ thể, Tiếng Anh có vai trò như thế nào trong ngành vi mạch, đặc biệt đối với các kỹ sư thiết kế vi mạch?

  1. Học tập và Nghiên cứu: Có thể thấy rằng hiện nay, rất nhiều tài liệu, sách vở, video bài giảng và hướng dẫn về công nghệ bán dẫn đều sử dụng Tiếng Anh và việc có khả năng đọc, xem và hiểu các nguồn tài liệu này sẽ giúp các bạn nắm vững kiến thức và thông tin mới. Ngoài ra, việc có được nền tảng Tiếng Anh tốt cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn có ý định đi du học nước ngoài về lĩnh vực vi mạch, bán dẫn. 
  2. Cộng đồng Khoa học và Công nghệ: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của cộng đồng khoa học và công nghệ toàn cầu như ACM hay IEEE. Từ đó, việc giao tiếp và hợp tác với các nhà nghiên cứu, kỹ sư, và chuyên gia từ các quốc gia khác thông qua tiếng Anh là rất quan trọng trong việc tiếp cận các ý tưởng mới và tiến bộ công nghệ.

ACM logoieee

  1. Việc làm và Phát triển sự nghiệp: Hầu hết các tập đoàn, công ty trong lĩnh vực bán dẫn đều từ các nước phát triển như Mỹ, Singapore hay Đài Loan như Nvidia, Intel, Nationz Technologies Inc, TSMC,… Và dĩ nhiên, để có thể làm việc được ở những tập đoàn, công ty như vậy thì đòi hỏi các bạn phải có nền tảng Tiếng Anh thật sự tốt bắt đầu với các kỹ năng như viết CV hay phỏng vấn bằng Tiếng Anh.
Một số công ty vi mạch nước ngoài
  1. Tương tác với Khách hàng và Đối tác Quốc tế: Trong một môi trường công ty bán dẫn, các bạn nhiều khả năng phải làm việc với khách hàng và đối tác quốc tế. Và việc sử dụng tiếng Anh để giao tiếp sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ và hiệu quả với họ. Từ đó gia tăng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của mình.

Nói tóm lại, Tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng mà còn là công cụ rất quan trọng để giúp các bạn thành công trong lĩnh vực bán dẫn.

Những nỗi lo âu: Từ việc biết được tầm quan trọng của Tiếng Anh, đặc biệt trong ngành công nghệ bán dẫn như đã nêu ở trên thì những nỗi lo âu cũng bắt đầu xuất hiện. Một phần nỗi lo có thể bắt nguồn từ việc chi phí để học Tiếng Anh khi mà hiện nay các khóa học về Tiếng Anh giao tiếp hay luyện thi chứng chỉ quốc tế khá là đắt đỏ. Mặt khác đối với các bạn học sinh và sinh viên đã và đang có định tự học Tiếng Anh hay xa hơn là luyện thi chứng chỉ quốc tế để có thể đáp ứng các chuẩn đầu ra của các Trường Đại học hay các công ty, tập đoàn lớn với mức điểm dao động khoảng 600+ cho TOEIC và 6.0+ cho IELTS thì có thể gặp một số khó khăn như không biết bắt đầu học từ đâu hay lựa chọn nguồn tài liệu nào để phù hợp với bản thân. Thấu hiểu được những nỗi lo cũng như những khó khăn mà các bạn có thể gặp phải như đã nêu ở trên thì mình xin tặng các bạn bộ tài liệu “Hướng dẫn tự học Tiếng Anh và luyện thi IELTS A-Z”  gồm các video bài giảng đến từ các giáo viên có trình độ cao như thầy Kiên Luyện(người Việt Nam đầu tiên đạt 9.0 IELTS cho bốn kỹ năng) hay cô Nguyễn Huyền(đạt số điểm 8.5 IELTS). Đặc biệt, trong tài liệu này mình còn giới thiệu cho các bạn các phương pháp giúp nâng cao năng lực cho cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết như “Zoom”, “Talk Alone” đi kèm với đó là sự hỗ trợ của công nghệ OpenAI GPT-3.5-Turbo giúp tăng cường khả năng tự học. Và dĩ nhiên trong quá trình biên soạn, sai sót là điều khó có thể tránh khỏi nên nếu các bạn có thắc mắc hay góp ý gì thì xin vui lòng liên hệ mình nhé. Lời cuối cùng mình muốn nói là chúc các bạn học tốt và thành công. Good luck and hope you achieve your goals!!!

Link tài liệu: https://drive.google.com/file/d/1-NjiiJUUqlWQBzzWKVU70nhj6kOz4ux0/view

         

——————————————————

Tìm hiểu lộ trình cho người mới bắt đầu để hiểu thêm về công việc, ngành nghề, đãi ngộ và những kiến thức cần thiết để học thiết kế vi mạch và tham gia vào thị trường vi mạch.
Lộ Trình Bắt Đầu Ngành Thiết Kế Vi Mạch Bán Dẫn

Truy cập Server EDA Miễn Phí của ICTC để thực hành thiết kế vi mạch:
Truy cập Server EDA Miễn Phí

Hiện tại ICTC đang mở các khóa học thiết kế vi mạch từ cơ bản đến nâng cao, các bạn có thể tìm hiểu tại các bài viết sau nhé:

Thứ tư, 03 tháng 04, 2024
Lê Việt Cường

Student at Ho Chi Minh University of Technology

Là sinh viên thuộc chuyên ngành Điện tử-Viễn Thông của Trường Đại học Bách Khoa-ĐH Quốc gia TP.HCM và đang có định hướng theo đuổi ngành vi mạch bán dẫn. Mình mong muốn đóng góp cho sự phát triển cho cộng đồng vi mạch Việt Nam thông qua các bài viết về các chủ đề cũng như các dự án nhỏ và lớn.

Đội Ngũ Giảng Viên Đến Từ Các Công ty vi mạch hàng đầu với NHiều năm kinh nghiệm

Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Ampere
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Renesas
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ MediaTek Singapore
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ BOS
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Marvell
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Renesas
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ NSING
Lê Tiến Đạt

Lê Tiến Đạt

DFT Engineer - SemiFive

"Mình chuyển sang vi mạch thực sự khoảng đầu năm nay, mông lung và mất định hướng. Trong quá trình tự học thì biết đến ICTC, cũng nghĩ mục tiêu ban đầu là học để có cái nhìn tổng quát về ngành chứ không nghĩ là sẽ nhận được nhiều như vậy từ các anh. Mình phỏng vấn lần đầu tiên vào tháng 1, sau 6 tháng nỗ lực và tham gia cùng với ICTC thì mình nhận được offer."

Nguyễn Thị Phương Quỳnh

Nguyễn Thị Phương Quỳnh

Technical Engineer - Synopsys

"Trong mùa hè muốn phát triển bản thân, mình đã chọn tham gia khóa học IC Overview tại ICTC để củng cố kiến thức về RTL và DV. Trước đây, mình chỉ tập trung coding module mà bỏ qua kỹ năng thiết kế - điều cốt lõi của kỹ sư vi mạch. Qua khóa học, mình hiểu rõ hơn vai trò và công việc thực tế của một kỹ sư vi mạch. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm đã hỗ trợ tận tình cả trong và ngoài lớp học, giúp mình cải thiện đáng kể, đặc biệt khi phỏng vấn cho các offer hiện tại của mình. Xin cảm ơn anh Ân và ICTC rất nhiều!"

Phan Vinh Phong

Phan Vinh Phong

RTL Design Engineer - BOS Semiconductor

"Những ngày tu luyện miệt mài trên server của ICTC được đền đáp bằng một offer RTL Design đầu tiên, một thành quả không tưởng với bản thân mình của 3 tháng trước. Mình thực sự rất biết ơn các anh giảng viên trong đội ngũ ICTC đã tạo nên một môi trường học tập vô cùng chuyên nghiệp, tâm huyết và đầy cảm hứng để các bạn trẻ như mình, dù xuất phát điểm trái ngành, vẫn có thể tự tin theo đuổi và hiện thực hóa giấc mơ của trong lĩnh vực vi mạch."

Nguyễn Thanh Vương

Nguyễn Thanh Vương

Design Verification Engineer - FPT Semiconductor

"Khóa học quá oke ấy chứ ạ. Lúc trước em fail 3 lần pv và nhận ra mình thiếu project vs tool EDA thực tế, khóa học có server vs thạo VIM em thấy lợi thế hơn hẳn luôn ấy."

Lê Duy Thức

Lê Duy Thức

Technical Engineer - Synopsys

"Khóa học thiết kế vi mạch cơ bản do anh Ân phụ trách thật sự rất bổ ích. Anh Ân dạy rất dễ hiểu, lại còn cực kỳ thân thiện và luôn sẵn sàng hỗ trợ tụi em khi gặp khó khăn. Em thấy nội dung khóa học giúp ích rất nhiều cho quá trình phỏng vấn thực tập sau này. Đặc biệt, phần final project khiến em nắm vững hơn về cách đọc và hiểu code RTL, cực kỳ thực tế và sát với công việc. Đây là một khóa học đáng giá cho những ai muốn học và làm về thiết kế vi mạch."

Phan Minh Khôi

Phan Minh Khôi

PD Engineer - ADT Technology & SNST

"Nhờ các kiến thức của khóa học tại trung tâm nên em có cái nhìn chi tiết hơn về ngành, giúp em trả lời tốt các câu hỏi tạo điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng."

Nổi Bật

Tổng Kết Khóa Học Thiết Kế Vi Mạch Cơ Bản Tháng 6 2024

Tổng Kết Khóa Học Thiết Kế Vi Mạch Cơ Bản Tháng 6 2024

Hôm nay, khóa học Thiết kế Vi mạch Cơ bản tại Trung tâm ICTC đã chính thức khép lại với buổi lễ tổng kết ý nghĩa. Đây là dịp để giảng viên và học viên cùng nhau nhìn lại hành trình học tập, những thành quả đạt được, và chia sẻ cảm nghĩ sau khóa học. Cảm Nghĩ Của Học...

TỔNG KẾT OFFLINE VI MẠCH 07/2024

TỔNG KẾT OFFLINE VI MẠCH 07/2024

Vậy là sau hơn 4 tiếng đồng hồ giao lưu và chia sẻ các kiến thức về tổng quan ngành vi mạch, các vị trí việc làm, tuyển dụng, các kinh nghiệm học tập, phỏng vấn, ... buổi offline ngày hôm nay đã kết thúc thành công tốt đẹp.Rất cảm ơn các bạn đã không ngại đường xá xa...

Bài Viết Mới

VLSI Testing – Phần 3: Testing Trong Quy Trình Sản Xuất IC

VLSI Testing – Phần 3: Testing Trong Quy Trình Sản Xuất IC

Bài viết nằm trong series về VLSI Testing Hình dưới đây mô tả các bước để làm ra 1 con chip. Sau khi chip đã được thiết kế hoàn chỉnh, một số con chip mẫu (prototype chip) sẽ được gửi về để test (prototype test). Sau khi quá trình testing hoàn tất và fix tất cả các...

VLSI Testing – Phần 2: Test Là Quá Trình Đưa Ra Quyết Định

VLSI Testing – Phần 2: Test Là Quá Trình Đưa Ra Quyết Định

Bài viết nằm trong series bài viết về VLSI Testing Các Khả Năng Xảy Ra Khi Test Chip Có 4 khả năng xảy ra khi test chip 1.True PASS: tất cả các tính năng của chip đều được test một cách chính xác, chip hoạt động tốt, không có defect nào cả. 2.Test escape: quá trình...

VLSI Testing – Phần 1: VLSI Testing (Chip Testing) Là Gì?

VLSI Testing – Phần 1: VLSI Testing (Chip Testing) Là Gì?

Bài viết nằm trong series bài viết về VLSI Testing. VLSI Testing là gì? VLSI testing, hay chip testing là quá trình diễn ra sau IC đã được sản xuất, nhằm xác định một phần hoặc toàn bộ chip hoạt động đúng tính năng hay không (PASS or FAIL).Testing là công đoạn bắt...

BẠN CHƯA BIẾT BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Sau nhiều năm tư vấn và đào tạo vi mạch cho hàng trăm bạn sinh viên, học sinh và phụ huynh, kết hợp với kinh nghiệm từ các anh chị kỹ sư vi mạch có nhiều năm kinh nghiệm, đây là tất cả những kinh nghiệm và tài liệu mà mình đúc kết, tổng hợp lại được thành một quy trình tìm hiểu ngành vi mạch để các bạn mình mới tham gia vào ngành có thể bắt đầu một cách hiệu quả nhất.

 

Bấm nút bên dưới để tìm hiểu về ngành, về nghề nghiệp cũng như những thứ bản thân cần chuẩn bị để tham gia vào hành trình trở thành kỹ sư vi mạch tuy có phần gian nan nhưng vô cùng thú vị bạn nhé!

LỘ TRÌNH TỰ HỌC VI MẠCHGROUP CHAT HỌC TẬP VI MẠCH