Register – Thanh Ghi Là Gì ? Tổng quan về SISO & PIPO

Thứ Ba, 21 tháng 01, 2025
  • Lưu ý: Để đọc hiểu bài viết này các đọc giả cần phải biết kiến thức về D Flip-flop và bộ MUX.

I. Register (thanh ghi) là gì?

Register là một bộ nhớ lưu trữ nhỏ và tạm thời. Đóng vai trò quan trọng trong việc lưu dữ liệu mà CPU yêu cầu để xử lý ngay lập tức. Register được tạo thành bởi tập hợp các Flip-flop. Mỗi flip-flop có thể lưu trữ 1 bit dữ liệu. Vì vậy, cần tạo ra một Register n bit thì ta sẽ cần n Flip-flop.

Hình trên là một ví dụ về Register lưu trữ 4 bit dữ liệu là A3A2A1A0 với . Như vậy cứ sau 1ns thì 4 bit dữ liệu trên data bus sẽ được cập nhập vào Register.

II. Phân loại Register

1. Dựa vào cách dữ liệu vào và ra Register.

Có 2 cách để đưa dữ liệu vào và truy xuất dữ liệu ra khỏi Register đó là lần lượt từng bit (Serial) và cùng một lúc đó là (Parallel). Như vậy, ta sẽ có 4 loại Register:

SISO – Serial Input Serial Output

     PIPO – Pararel Input Parallel Output
     PIPO – Pararel Input Parallel Output
        PISO – Parallel Input Serial Output

2. Dựa vào ứng dụng của Register

  • Shift Register: là loại Register có sự dịch chuyển dữ liệu giữa các flip-flop cạnh nhau. Ví dụ như SISO, SIPO, PISO.
  • Storage Register: là loại Register không có sự dịch chuyển dữ liệu giữa các flip-flop cạnh nhau. Ví dụ như PIPO.

III. Shift Register (thanh ghi dịch)

        Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai loại Shift Register đó là SISO và PIPO và sẽ nêu ra sự hạn chế của nó khi không có tín hiệu điều khiển. Bài viết tiếp theo, ta sẽ đi khắc phục những hạn chế này và tìm hiểu về hai loại Shift Register còn lại đó là SIPO và PISO.

  1. SISO – Serial Input Serial Output.

Đối với loại Register SISO ta sẽ có 3 cách dịch:

  • Dịch phải.
  • Dịch trái.
  • Dịch trái/phải.
  • SISO dịch phải và SISO dịch trái.

   Sau đây ta sẽ trình bày mạch logic và cách thức hoạt động của SISO dịch phải, đối với SISO dịch trái sẽ tương tự.

  • Cứ mỗi xung cạnh lên của clock:
  • Input sẽ đưa vào flip-flop 1.
  • Dữ liệu flip-flop n dịch qua flip-flop n+1.
  • Output lấy ra từ flip-flop 4.

       Như vậy, cần 4 lần cạnh lên để nhập dữ liệu mong muốn vào Register và cần thêm 4 lần cạnh lên nữa để truy xuất dữ liệu.

Có một vấn đề xảy ra ở SISO Register cơ bản này, đó là ở cạnh lên thứ 5 của clock ta sẽ có được dữ liệu bên trong Register là 1_0_1_0. Nhưng dữ liệu mà ta mong muốn nhập vào Register là 0_1_0_1. Như vậy, ta phải thêm một tín hiệu EN để dừng việc lấy dữ liệu vào và dịch ở những thời điểm mà người dùng mong muốn. Cách thêm như nào sẽ được trình bày ở bài viết tiếp theo.

  • SISO dịch trái/phải
  • Khi R/L = 1, Mux2x1 cấu hình chọn Input Right là đầu vào và sẽ dịch dữ liệu theo các đường chỉ màu xanh dương =>  Register dịch phải.
  • Khi R/L = 0, Mux2x1 cấu hình chọn Input Left làm đầu vào và dịch dữ liệu theo đường màu đỏ => Register dịch trái.
  • PIPO – Parallel Input Parallel Output.

      Như hình, Register này sẽ ghi A3_A2_A1_A0 trên databus vào sau mỗi 1ns. Nhưng đối với loại Register PIPO này cũng có một hạn chế đó là nếu chúng ta cần lưu trữ 4 bit dữ liệu nào đó trong khoảng thời gian 5ns ở thanh ghi này thì chúng ta cần phải đảm bảo việc 4 bit trên data bus không thay đổi trong khoảng thời gian 5ns. Điều này sẽ chiếm dụng data bus vì mỗi hệ thống có nhiều Register dùng chung một data bus. Để khắc phục vấn đề trên thì ta cần một tín hiệu điều khiển việc cho phép hay không cho phép ghi vào một thanh ghi bất kỳ (tín hiệu EN). Cách thêm như nào sẽ được trình bày ở bài viết tiếp theo.

III. Kết bài.

Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Mình hy vọng những thông tin mà mình chia sẻ sẽ hữu ích cho các bạn. Nếu các bạn quan tâm thì bài tiếp theo chúng ta sẽ phân tích 2 loại Shift Register còn lại và cách thêm tín hiệu điều khiển vào SISO và PIPO. Nếu có bất kỳ góp ý nào, đừng ngần ngại để lại bình luận nhé!

——————————————————

Tìm hiểu lộ trình cho người mới bắt đầu để hiểu thêm về công việc, ngành nghề, đãi ngộ và những kiến thức cần thiết để học thiết kế vi mạch và tham gia vào thị trường vi mạch.
Lộ Trình Bắt Đầu Ngành Thiết Kế Vi Mạch Bán Dẫn

Truy cập Server EDA Miễn Phí của ICTC để thực hành thiết kế vi mạch:
Truy cập Server EDA Miễn Phí

Hiện tại ICTC đang mở các khóa học thiết kế vi mạch từ cơ bản đến nâng cao, các bạn có thể tìm hiểu tại các bài viết sau nhé:

Thứ Ba, 21 tháng 01, 2025
Nguyễn Trần Quang Nhật

Nguyễn Trần Quang Nhật

Mình đang là sinh viên năm 2, hiện tại đang trong quá trình khám phá về kỹ thuật vi mạch (khám thì ít phá thì nhiều ^^). Hy vọng những bài viết nho nhỏ của mình sẽ giúp ích TO LỚN cho các bạn đọc.

Đội Ngũ Giảng Viên Đến Từ Các Công ty vi mạch hàng đầu với NHiều năm kinh nghiệm

Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Ampere
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Renesas
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ MediaTek Singapore
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ BOS
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Marvell
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Renesas
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ NSING

Nổi Bật

Tổng Kết Khóa Học Thiết Kế Vi Mạch Cơ Bản Tháng 6 2024

Tổng Kết Khóa Học Thiết Kế Vi Mạch Cơ Bản Tháng 6 2024

Hôm nay, khóa học Thiết kế Vi mạch Cơ bản tại Trung tâm ICTC đã chính thức khép lại với buổi lễ tổng kết ý nghĩa. Đây là dịp để giảng viên và học viên cùng nhau nhìn lại hành trình học tập, những thành quả đạt được, và chia sẻ cảm nghĩ sau khóa học. Cảm Nghĩ Của Học...

TỔNG KẾT OFFLINE VI MẠCH 07/2024

TỔNG KẾT OFFLINE VI MẠCH 07/2024

Vậy là sau hơn 4 tiếng đồng hồ giao lưu và chia sẻ các kiến thức về tổng quan ngành vi mạch, các vị trí việc làm, tuyển dụng, các kinh nghiệm học tập, phỏng vấn, ... buổi offline ngày hôm nay đã kết thúc thành công tốt đẹp.Rất cảm ơn các bạn đã không ngại đường xá xa...

Bài Viết Mới

Chiếc Máy Tính Nhỏ Hơn Hạt Gạo – MSPM0C1104

Chiếc Máy Tính Nhỏ Hơn Hạt Gạo – MSPM0C1104

Bạn Có Tin Một Máy Tính Có Thể Nhỏ Hơn Hạt Gạo? Texas Instruments đã chứng minh điều đó với MSPM0C1104 – một con chip vi điều khiển có kích thước chỉ 1.38 mm² nhưng sở hữu sức mạnh đáng kinh ngạc. Sức Mạnh Trong Một Kích Thước Siêu Nhỏ Dù nhỏ bé, MSPM0C1104 vẫn mang...

Chứng Chỉ – Giá Trị Từ Nỗ Lực Thực Sự

Chứng Chỉ – Giá Trị Từ Nỗ Lực Thực Sự

Chứng Chỉ Có Quan Trọng Khi Xin Việc? Nhiều người cho rằng chứng chỉ chỉ là “tờ giấy”, nhưng thực tế, nó phản ánh quá trình học tập nghiêm túc, sự nỗ lực không ngừng và khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế. Một chứng chỉ không thể đảm bảo 100% cơ hội việc làm,...

KỈ NIỆM KHÓA HỌC ICTC

KỈ NIỆM KHÓA HỌC ICTC

Còn nhớ thời điểm này năm ngoái là lúc bắt đầu IC1, 2 gì đó mà giờ đã là 19 rồi, thời gian trôi qua nhanh thiệt ^^.Trong buổi khai giảng, tụi mình luôn dành thời gian trao đổi để hiểu rõ mục tiêu của từng bạn khi tham gia. Thông thường, mọi người đến với hành trình...

BẠN CHƯA BIẾT BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Sau nhiều năm tư vấn và đào tạo vi mạch cho hàng trăm bạn sinh viên, học sinh và phụ huynh, kết hợp với kinh nghiệm từ các anh chị kỹ sư vi mạch có nhiều năm kinh nghiệm, đây là tất cả những kinh nghiệm và tài liệu mà mình đúc kết, tổng hợp lại được thành một quy trình tìm hiểu ngành vi mạch để các bạn mình mới tham gia vào ngành có thể bắt đầu một cách hiệu quả nhất.

 

Bấm nút bên dưới để tìm hiểu về ngành, về nghề nghiệp cũng như những thứ bản thân cần chuẩn bị để tham gia vào hành trình trở thành kỹ sư vi mạch tuy có phần gian nan nhưng vô cùng thú vị bạn nhé!

LỘ TRÌNH TỰ HỌC VI MẠCHGROUP CHAT HỌC TẬP VI MẠCH