Khái Niệm Cơ Bản Về Interrupt

Tags: interrupt
Thứ Hai, 16 tháng 12, 2024

Interrupt là một tín hiệu được gửi từ phần cứng hoặc phần mềm tới bộ xử lý trung tâm (CPU), nhằm báo hiệu về một sự kiện cần được xử lý ngay lập tức. Các interrupt giúp CPU tạm dừng công việc hiện tại, chuyển sang xử lý sự kiện (event), sau đó quay trở lại tiếp tục nhiệm vụ đang làm trước đó.

Interrupt mang lại khả năng xử lý sự kiện một cách linh hoạt và đồng bộ trong hệ thống, đặc biệt quan trọng ở các hệ thống nhúng (embedded systems).

Các khái niệm liên quan đến Interrupt

  1. Interrupt Request (IRQ)
    Đây chính là tín hiệu interrupt được sinh ra từ phần cứng hoặc phần mềm, yêu cầu CPU xử lý.
  2. Interrupt Service Routine (ISR)
    Khi CPU xử lý interrupt thì nó sẽ thực thi chương trình, hạm hoặc khối lệnh tương ứng.
  3. Interrupt Vector
    L
    à địa chỉ bắt đầu của chương trình phục vụ ngắt (ISR) tương ứng với từng interrupt. Mỗi loại interrupt được gán một interrupt vector cụ thể, và khi interrupt xảy ra, CPU sẽ tra cứu địa chỉ này trong bảng vector ngắt (Interrupt Vector Table) để xác định nơi bắt đầu thực thi chương trình ngắt.
  4. Interrupt Controller
    Là một IP đóng vai trò quản lý hầu hết các interrupt trong hệ thống. Nó đứng giữa các device tạo ra interrupt và CPU (như hình). Controller quản lý thứ tự được xử lý, độ ưu tiên, cho phép hoặc không cho phép interrupt xảy ra v.v.
  5. Maskable Interrupt và Non-Maskable Interrupt (NMI)
    Maskable Interrupt
    : Loại interrupt có thể bị vô hiệu hóa (mask).
    Non-Maskable Interrupt: Interrupt không thể vô hiệu hóa, được dùng cho các event mang tính cấp thiết.

Quá trình xử lý Interrupt

  1. Interrupt Detection
    CPU phát hiện có tín hiệu interrupt thông qua interrupt controller.
  2. Interrupt Acknowledge
    CPU gửi tín hiệu xác nhận (acknowledge) đến interrupt controller.
  3. Context Saving
    CPU lưu trữ thông tin ngữ cảnh (program counter, thanh ghi, etc.) của nhiệm vụ đang thực thi.
  4. Execute ISR
    CPU chuyển đến ISR để xử lý interrupt.
  5. Restore Context
    Sau khi ISR hoàn thành, CPU phục hồi ngữ cảnh và tiếp tục nhiệm vụ trước đó.

Phân loại Interrupt

  1. Hardware Interrupt
    Sinh ra bởi các thiết bị phần cứng, ngoại vi, hoặc các cổng I/O. VD: Timer, ADC, GPIO, UART sinh tín hiệu khi có sự kiện như hết thời gian, thay đổi trạng thái, hoặc nhận dữ liệu.
  2. Software Interrupt
    Sinh ra bởi phần mềm hoặc firmware. Trong quá trình hoạt động, phần mềm có thể tác động lên một bit trong thanh ghi đã định sẵn để sinh interrupt.

Ứng dụng thực tế của Interrupt

  • Các hệ thống thời gian thực (RTOS): Interrupt giúp đảm bảo xử lý các sự kiện ngay khi chúng diễn ra.
  • Truyền nhận dữ liệu: Nhận dữ liệu từ UART, SPI, hoặc I2C nhanh chóng.
  • Xử lý ngoại vi: Kích hoạt bởi sự thay đổi trạng thái từ các cổng GPIO.
  • Quản lý tiết kiệm năng lượng: CPU đi vào chế độ sleep và chỉ bật khi interrupt xảy ra.

——————————————————

Tìm hiểu lộ trình cho người mới bắt đầu để hiểu thêm về công việc, ngành nghề, đãi ngộ và những kiến thức cần thiết để học thiết kế vi mạch và tham gia vào thị trường vi mạch.
Lộ Trình Bắt Đầu Ngành Thiết Kế Vi Mạch Bán Dẫn

Truy cập Server EDA Miễn Phí của ICTC để thực hành thiết kế vi mạch:
Truy cập Server EDA Miễn Phí

Hiện tại ICTC đang mở các khóa học thiết kế vi mạch từ cơ bản đến nâng cao, các bạn có thể tìm hiểu tại các bài viết sau nhé:

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2024
Đức Lê

Co-Founder ICTC - RTL Design Engineer

Mình đã có hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực vi mạch, tập trung vào khâu thiết kế RTL. Dù là một ngành nghề đang phát triển mạnh mẽ, thế nhưng, thông tin về thiết kế vi mạch vẫn còn khá mơ hồ, không rõ ràng. Điều này làm cho những người trẻ, đặc biệt là những ai mới bước vào lĩnh vực này, gặp không ít khó khăn khi muốn tìm hiểu và tiếp cận kiến thức. Nhận thức được những khó khăn này, chúng mình quyết định thành lập ICTC - một nơi không chỉ chia sẻ kiến thức mà còn truyền đạt những thông tin thực tế, từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực thiết kế vi mạch. Mục tiêu của ICTC là giúp các bạn trẻ nắm vững kiến thức, hiểu rõ về ngành nghề và từ đó, có thể xây dựng một hướng đi đúng đắn cho sự nghiệp trong tương lai của mình. Chúng mình tin rằng, với sự đam mê và kiến thức chuyên sâu, mọi khó khăn đều có thể vượt qua, và hành trình chinh phục thế giới vi mạch sẽ trở nên thú vị hơn bao giờ hết.

Đội Ngũ Giảng Viên Đến Từ Các Công ty vi mạch hàng đầu với NHiều năm kinh nghiệm

Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Ampere
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Renesas
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ MediaTek Singapore
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ BOS
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Marvell
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Renesas
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ NSING

Nổi Bật

Tổng Kết Khóa Học Thiết Kế Vi Mạch Cơ Bản Tháng 6 2024

Tổng Kết Khóa Học Thiết Kế Vi Mạch Cơ Bản Tháng 6 2024

Hôm nay, khóa học Thiết kế Vi mạch Cơ bản tại Trung tâm ICTC đã chính thức khép lại với buổi lễ tổng kết ý nghĩa. Đây là dịp để giảng viên và học viên cùng nhau nhìn lại hành trình học tập, những thành quả đạt được, và chia sẻ cảm nghĩ sau khóa học. Cảm Nghĩ Của Học...

TỔNG KẾT OFFLINE VI MẠCH 07/2024

TỔNG KẾT OFFLINE VI MẠCH 07/2024

Vậy là sau hơn 4 tiếng đồng hồ giao lưu và chia sẻ các kiến thức về tổng quan ngành vi mạch, các vị trí việc làm, tuyển dụng, các kinh nghiệm học tập, phỏng vấn, ... buổi offline ngày hôm nay đã kết thúc thành công tốt đẹp.Rất cảm ơn các bạn đã không ngại đường xá xa...

Bài Viết Mới

TSMC Tăng Giá Chip Vì Thuế Quan, Người Dùng Chuẩn Bị “Đau Ví”

TSMC Tăng Giá Chip Vì Thuế Quan, Người Dùng Chuẩn Bị “Đau Ví”

TSMC – nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu thế giới – đang lên kế hoạch tăng giá wafer tới 15% trong năm nay do chi phí sản xuất leo thang và nguy cơ thuế quan từ Mỹ. Trước đó, các chuyên gia chỉ dự đoán mức tăng 5-10%, nhưng những chính sách mới của chính quyền Tổng thống...

Khai Giảng Các Khóa Học Thiết Kế Vi Mạch Tháng 1/2025

Khai Giảng Các Khóa Học Thiết Kế Vi Mạch Tháng 1/2025

Mừng năm mới 2025, ICTC hướng đến mục tiêu xây dựng cộng đồng vi mạch phát triển và mang đến nhiều kiến thức trong ngành bổ ích đến cho các bạn học viên tham gia. Vào tháng 1 vừa qua, các khóa học thiết kế vi mạch từ cơ bản đến nâng cao đã được khai giảng và đang...

Chiplets: Đổi Mới Ngành Công Nghiệp Bán Dẫn

Chiplets: Đổi Mới Ngành Công Nghiệp Bán Dẫn

Ngành công nghiệp bán dẫn đang trải qua một cuộc cách mạng lớn nhờ vào sự phát triển của công nghệ chiplet. Thay vì sản xuất một con chip duy nhất với tất cả các tính năng tích hợp, chiplet cho phép các nhà thiết kế chia nhỏ các chức năng thành các thành phần rời rạc,...

BẠN CHƯA BIẾT BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Sau nhiều năm tư vấn và đào tạo vi mạch cho hàng trăm bạn sinh viên, học sinh và phụ huynh, kết hợp với kinh nghiệm từ các anh chị kỹ sư vi mạch có nhiều năm kinh nghiệm, đây là tất cả những kinh nghiệm và tài liệu mà mình đúc kết, tổng hợp lại được thành một quy trình tìm hiểu ngành vi mạch để các bạn mình mới tham gia vào ngành có thể bắt đầu một cách hiệu quả nhất.

 

Bấm nút bên dưới để tìm hiểu về ngành, về nghề nghiệp cũng như những thứ bản thân cần chuẩn bị để tham gia vào hành trình trở thành kỹ sư vi mạch tuy có phần gian nan nhưng vô cùng thú vị bạn nhé!

LỘ TRÌNH TỰ HỌC VI MẠCHGROUP CHAT HỌC TẬP VI MẠCH