Huawei tiến gần hơn đến mục tiêu tự chủ chip AI

Tags: news
Thứ Năm, 27 tháng 03, 2025

Huawei vừa đạt một bước tiến quan trọng khi nâng hiệu suất của dòng chip AI Ascend 910C lên gần 40%, gần gấp đôi so với một năm trước. Con số này giúp Huawei tiến sát mục tiêu 60%, đánh dấu cột mốc quan trọng trong tham vọng mở rộng năng lực sản xuất chip AI của Trung Quốc.


Thành công này đến từ việc Huawei ra mắt vi xử lý Ascend 910C, có hiệu suất tốt hơn so với phiên bản 910B trước đây. Những người hiểu biết về hoạt động kinh doanh của Huawei cho biết hiệu suất cải thiện đồng nghĩa với việc dây chuyền sản xuất chip Ascend đã có lãi lần đầu tiên. Đây là tín hiệu tích cực đối với chiến lược tự chủ công nghệ của Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục thúc đẩy các công ty trong nước sử dụng chip AI của Huawei thay vì Nvidia.


Huawei đã phải tìm cách vượt qua các rào cản công nghệ sau khi bị Washington hạn chế tiếp cận các công cụ sản xuất chip tiên tiến vào năm 2020. Không còn nhận được sự hỗ trợ từ Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC), hãng đã hợp tác với Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) để tiếp tục sản xuất dòng chip Ascend.
SMIC hiện đang sử dụng quy trình N+2, một công nghệ sản xuất không cần đến máy quang khắc siêu cực tím (EUV) – thiết bị bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc. Dù gặp nhiều hạn chế, Huawei hiện đã chiếm hơn 75% tổng sản lượng chip AI tại Trung Quốc, một bước tiến quan trọng trong mục tiêu tự chủ bán dẫn của nước này. Trong năm nay, Huawei đặt kế hoạch sản xuất 100.000 bộ xử lý Ascend 910C và 300.000 chip 910B. Con số này cao hơn đáng kể so với năm ngoái, khi hãng chỉ sản xuất 200.000 chip 910B mà chưa triển khai sản xuất hàng loạt dòng 910C.


Dù có những bước tiến ấn tượng, Huawei vẫn chưa thể cạnh tranh sòng phẳng với Nvidia. Theo SemiAnalysis, Nvidia đã bán khoảng 1 triệu chip H20 tại Trung Quốc năm ngoái, mang về 12 tỷ USD doanh thu. Do lệnh cấm xuất khẩu, Nvidia chỉ bán được H20 – phiên bản hiệu suất thấp hơn H100. Dù vậy, nhiều công ty AI Trung Quốc vẫn chọn Nvidia vì nền tảng CUDA mạnh mẽ và dễ sử dụng hơn so với MindSpore của Huawei. Ngoài ra, một số khách hàng tiềm năng lo ngại về nguồn cung Ascend, khi Huawei ưu tiên đơn hàng từ các tập đoàn nhà nước như China Mobile, khiến doanh nghiệp tư nhân khó tiếp cận.


Để khắc phục hạn chế trên, Huawei đang cải thiện khả năng kết nối chip, mở rộng bộ nhớ trên 910C và hợp tác với nhiều đối tác để tối ưu phần mềm AI. Với những bước tiến hiện tại, Huawei đang từng bước thu hẹp khoảng cách với các đối thủ phương Tây trong lĩnh vực chip AI. Câu hỏi đặt ra là liệu công ty có thể duy trì đà tăng trưởng này và thực sự tạo ra một hệ sinh thái cạnh tranh với Nvidia hay không ?

——————————————————

Hiện tại ICTC đang mở các khóa học thiết kế vi mạch từ cơ bản đến nâng cao, các bạn có thể tìm hiểu tại các bài viết sau nhé:

 

Truy cập Server EDA Miễn Phí của ICTC để thực hành thiết kế vi mạch:
Truy cập Server EDA Miễn Phí

 

Thứ Năm, 27 tháng 03, 2025

Đội Ngũ Giảng Viên Đến Từ Các Công ty vi mạch hàng đầu với NHiều năm kinh nghiệm

Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Ampere
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Renesas
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ MediaTek Singapore
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ BOS
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Marvell
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Renesas
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ NSING

Nổi Bật

Final Project Của Lớp Thiết Kế Vi Mạch Cơ Bản

Final Project Của Lớp Thiết Kế Vi Mạch Cơ Bản

Boom!  Cảm giác vỡ òa khi màn hình hiện kết quả design của bạn đã "pass" golden model – cửa ải cuối cùng trước khi “tốt nghiệp”!À quên, còn một điều kiện là coverage phải đủ nữa nha  Nhưng mà... cái cảm giác được thông báo ALL_PASSED vẫn là một điều gì đó thật đặc...

TỔNG KẾT OFFLINE VI MẠCH 07/2024

TỔNG KẾT OFFLINE VI MẠCH 07/2024

Vậy là sau hơn 4 tiếng đồng hồ giao lưu và chia sẻ các kiến thức về tổng quan ngành vi mạch, các vị trí việc làm, tuyển dụng, các kinh nghiệm học tập, phỏng vấn, ... buổi offline ngày hôm nay đã kết thúc thành công tốt đẹp.Rất cảm ơn các bạn đã không ngại đường xá xa...

Bài Viết Mới

Chuỗi bài viết về Physical Design

Chuỗi bài viết về Physical Design

Khi nói đến việc tạo ra một con chip điện tử – từ vi xử lý trong điện thoại, GPU trong card đồ họa cho đến các SoC phức tạp dùng trong xe tự lái – nhiều người thường hình dung đến việc lập trình hay thiết kế logic. Tuy nhiên, một bước cực kỳ quan trọng nhưng ít được...

PHYSICAL DESIGN – Bài 1: PHYSICAL DESIGN (PD) LÀ GÌ?

PHYSICAL DESIGN – Bài 1: PHYSICAL DESIGN (PD) LÀ GÌ?

Trong thế giới thiết kế vi mạch số( Digital IC Design), bạn có thể sẽ bắt gặp rất nhiều thuật ngữ như RTL, DV, Synthesis... và một trong số đó là PD, viết tắt của Physical Design, dịch ra là thiết kế vật lý. Vậy PD là gì, và nó đóng vai trò gì trong hành...

BẠN CHƯA BIẾT BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Sau nhiều năm tư vấn và đào tạo vi mạch cho hàng trăm bạn sinh viên, học sinh và phụ huynh, kết hợp với kinh nghiệm từ các anh chị kỹ sư vi mạch có nhiều năm kinh nghiệm, đây là tất cả những kinh nghiệm và tài liệu mà mình đúc kết, tổng hợp lại được thành một quy trình tìm hiểu ngành vi mạch để các bạn mình mới tham gia vào ngành có thể bắt đầu một cách hiệu quả nhất.

 

Bấm nút bên dưới để tìm hiểu về ngành, về nghề nghiệp cũng như những thứ bản thân cần chuẩn bị để tham gia vào hành trình trở thành kỹ sư vi mạch tuy có phần gian nan nhưng vô cùng thú vị bạn nhé!

LỘ TRÌNH TỰ HỌC VI MẠCHGROUP CHAT HỌC TẬP VI MẠCH