Một trong những điểm mạnh tại ICTC là hệ thống server riêng, được thiết kế để mang lại môi trường học tập thực tiễn, giúp các bạn làm quen với các công cụ và quy trình trong ngành vi mạch.
Việc thuê server có cấu hình mạnh từ các nhà cung cấp thường tốn kém, vì vậy ICTC đã quyết định tự triển khai hệ thống này để tối ưu chi phí và phục vụ tốt hơn nhu cầu học tập của các bạn.
Server không chỉ giúp việc trao đổi tài liệu và nộp bài tập trở nên thuận tiện hơn, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả học tập. ICTC luôn nỗ lực cải thiện để hệ thống ngày càng ổn định và hiệu quả hơn.
P/S: Server này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm từ cuộc thi Intel Expert Challenge của admin Nguyễn La Thông. Bạn có thể tìm hiểu về cuộc thi này nếu có đam mê về máy tính nhé.
Funfact: Hình dưới đây là điện năng tiêu thụ của server khi hoạt động. Mỗi khi trời lạnh lạnh lại gần là không thấy lạnh nữa, hoặc có thể dùng để hong khô quần áo các kiểu =]]
Bạn có bao giờ thắc mắc, để chạy các phần mềm thiết kế vi mạch thì cần server mạnh cỡ nào? Đây là hình ảnh server của ICTC vào một buổi tối, khi 4-5 lớp thực hành song song. Dù phải xử lý khối lượng công việc lớn, server vẫn hoạt động “mượt mà” như thường.
Một số khái niệm và vấn đề liên quan đến server tại các công ty vi mạch.
Vì sao các công cụ EDA thường chạy trên Server Linux?
Các phần mềm thiết kế vi mạch như Cadence hay Synopsys cần một môi trường có hiệu năng cao và độ ổn định tuyệt đối. Đây chính là lý do Server Linux trở thành lựa chọn hàng đầu. Với khả năng xử lý dữ liệu khổng lồ và thực hiện các tác vụ nặng như mô phỏng hay kiểm tra thiết kế, Linux đảm bảo mọi thứ diễn ra trơn tru. Thêm vào đó, nhờ hỗ trợ tự động hóa bằng script, các kỹ sư có thể tối ưu hóa quy trình làm việc, đồng thời nhiều người có thể làm việc trên một dự án mà không lo xung đột.
Tại sao dùng Server thay vì Local?
So với máy tính cá nhân, server vượt trội hơn hẳn về sức mạnh phần cứng, từ CPU, RAM cho đến dung lượng lưu trữ. Điều này giúp xử lý những tác vụ dài hàng giờ mà không bị gián đoạn. Không chỉ vậy, việc dùng server còn tối ưu hóa chi phí, khi nhiều người dùng có thể chia sẻ tài nguyên một cách linh hoạt. Đặc biệt, bạn có thể truy cập từ xa bất cứ lúc nào, giữ cho công việc luôn trong tầm tay.