giới thiệu Đội ngũ tại ictc
Cùng làm quen với các thành viên sáng lập, giảng viên và kỹ sư vi mạch tại ICTC nhé!
Giảng viên lành nghề, là các kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm trong ngành
Giáo trình hiện đại, toàn diện mang tính quốc tế
Dự án thực tế, đào tạo kĩ năng cần thiết khi đi làm
Phần mềm, công cụ học tập thực tiễn đang được các công ty sử dụng
Cơ hội mở rộng, kết nối, làm việc với các công ty trong ngành
TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG
Cảm nhận từ học viên

THÀNH VIÊN SÁNG LẬP



Full name: Nguyễn La Thông
Hometown: Ho Chi Minh City, Viet Nam
Education: HCMUT (K17) – Major in Computer Engineering.
- 2020: Vietnam Intel Expert Challenge 2020 Champion.
- 2020: Interns at Marvell Technology, Inc. (Vietnam)
- Discovered and fixed a flaw in training curriculum.
- 2021 – 2022: Design Verification Engineer at Ampere Computing (Vietnam)
- Fullchip Verification: 192 Cores+ CPU, 12 channels DDR5.
- Methodology Improvement, Performance Improvement.
- Speed up company verification by 10 – 100X time.
- Started and maintain company training doc for new hires.
- 2022 – Now: DV Engineer at NSING Technologies Pte (Singapore)
- MMU, DMA, DMAMUX, MDMA, Methodology and EDA.

Lê Minh Đức
CoFounder/Giảng Viên ICTC - Senior Staff RTL Design Engineer
Mình đã có hơn 8 năm làm việc trong lĩnh vực vi mạch, tập trung vào khâu thiết kế RTL
Dù là một ngành nghề đang phát triển mạnh mẽ, thế nhưng, thông tin về thiết kế vi mạch vẫn còn khá mơ hồ, không rõ ràng. Điều này làm cho những người trẻ, đặc biệt là những ai mới bước vào lĩnh vực này, gặp không ít khó khăn khi muốn tìm hiểu và tiếp cận kiến thức.
Nhận thức được những khó khăn này, chúng mình quyết định thành lập ICTC - một nơi không chỉ chia sẻ kiến thức mà còn truyền đạt những thông tin thực tế, từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực thiết kế vi mạch. Mục tiêu của ICTC là giúp các bạn trẻ nắm vững kiến thức, hiểu rõ về ngành nghề và từ đó, có thể xây dựng một hướng đi đúng đắn cho sự nghiệp trong tương lai của mình. Chúng mình tin rằng, với sự đam mê và kiến thức chuyên sâu, mọi khó khăn đều có thể vượt qua, và hành trình chinh phục thế giới vi mạch sẽ trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
Một số video của Founder Lê Minh Đức:
Full Name: Lê Minh Đức
Hometown: Cu Chi, Ho Chi Minh City, Viet Nam
Education: HCMUT (K09) – Major in Electronics Engineering.
- 2014: work for a startup lab.
- Design PCB and applications for IoT (STM32 MCU based)
- 2015 – 2022: Digital Design engineer and Renesas Design Viet Nam
- Develop Video CODEC IP (H.264, H.265, JPEG, AV1)
- IP integration to SoC automotive products
- Develop CPU sub-system (Arm Cortex-M) for MCU products
- 2023 – Now: Digital Design Engineer at NSING Technologies Pte (Singapore)
- Design Embedded System Test (EST) to support Design for Test (DFT).

CoFounder/Giảng Viên ICTC – Senior Design Verification Engineer
Với hơn 6 năm làm việc trong lĩnh vực vi mạch, tập trung vào khâu kiểm tra (Design verification – DV), mình từng làm việc ở các công ty trong và ngoài nước và hiện tại đang công tác tại công ty NSING Technology Singapore, mình nhận thấy đây là một ngành nghề mang lại nhiều giá trị.
Đứng trước các vấn đề về thời đại, ngành vi mạch ngày càng trở nên thu hút hơn khi các tập đoàn lớn đang đẩy mạnh đầu tư và tìm kiếm nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Từ đó, ngày càng có nhiều bạn mong muốn được tiếp cận với ngành vi mạch nhưng chưa có định hướng cụ thể và chưa biết phải bắt đầu như thế nào và chuẩn bị những gì.
Là một người đã và đang làm trong ngành vi mạch, mình mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ bằng cách mang những kinh nghiệm, trải nghiệm và kiến thức thực tế nhất đến với các bạn đang quan tâm lĩnh vực này, đem đến một hành trang vững chắc trên hành trình chinh phục ước mơ của các bạn – những Kỹ sư vi mạch tương lai.
Đó là lý do trung tâm đào tạo ICTC được ra đời, với khát vọng đóng góp một phần vào sự phát triển ngành vi mạch nói chung và ngành vi mạch ở Việt Nam nói riêng.
Một số video của Founder Nguyễn Đức Huy:
Full Name: Nguyễn Đức Huy
Hometown: Q7, Ho Chi Minh City, Viet Nam
Education: Tôn Đức Thắng University (K18) – Major in Electronics Engineering.
- 2018 – 2022: Design verification Engineer at Bridgetek (VietNam)
- USB 3.0, 3.1 and 3.2, USB PD, LPDDR2 and DDR3, AMBA BUS (APB, AHB, AXI).
- VIP validate and developing
- IP and SoC verification
- 2022 – Now: Design verification Engineer NSING Technologies Pte (Singapore)
- I2C, FEMC (SRAM, PSRAM, NOR and NAND Flash), USB 2.0, GPU.
- Booting, Security, Coremark.
- FPGA, GLS, UPF
Đội Ngũ Giảng Viên Đến Từ Các Công ty vi mạch hàng đầu với NHIỀU năm kinh nghiệm







ĐỘI NGŨ THAM GIA NGHIÊN CỨU

Bùi Quang Minh
Tiến Sĩ Khoa Học Máy Tính – Ph.D Université de Montréal
Đam mê và tự học đủ mọi thứ liên quan đến máy tính từ phần mềm, driver, nhúng, điện tử. Hiện tại mình đang nghiên cứu thêm vi mạch cho đủ bộ. Đang tìm kiếm một công việc trong ngành để thỏa mãn đam mê.

Lê Việt Cường
Student at Ho Chi Minh University of Technology
Là sinh viên thuộc chuyên ngành Điện tử-Viễn Thông của Trường Đại học Bách Khoa-ĐH Quốc gia TP.HCM và đang có định hướng theo đuổi ngành vi mạch bán dẫn. Mình mong muốn đóng góp cho sự phát triển cho cộng đồng vi mạch Việt Nam thông qua các bài viết về các chủ đề cũng như các dự án nhỏ và lớn.

semicolon;
Cộng Tác Viên
Mình là một sinh viên đang tìm tìm hiểu và học hỏi về ngành vi mạch. Hi vọng bài viết này và những bài viết trong tương lai của mình sẽ cung cấp các kiến thức vi mạch với một góc nhìn thân thuộc và dễ hiểu hơn với những ai cũng đang tìm hiểu hay có ý định chuyển ngành như mình.

Akiii
Cộng Tác Viên
Từ trái ngành, bạn đã nỗ lực học tập và thành công trong việc theo đuổi đam mê ngành vi mạch và giờ đang là kỹ sư DV của một công ty vi mạch quốc tế tại Việt Nam.
Nổi Bật
Tổng Kết Khóa Học Thiết Kế Vi Mạch Cơ Bản Tháng 6 2024
Hôm nay, khóa học Thiết kế Vi mạch Cơ bản tại Trung tâm ICTC đã chính thức khép lại với buổi lễ tổng kết ý nghĩa. Đây là dịp để giảng viên và học viên cùng nhau nhìn lại hành trình học tập, những thành quả đạt được, và chia sẻ cảm nghĩ sau khóa học. Cảm Nghĩ Của Học...
ICTC cùng Uniquify PD Manager giao lưu với CLB PIF tại Đại Học Bách Khoa 06/07/2024
Vào ngày thứ 7, 06/07/2024, tại đại học Bách Khoa, chúng ta đã có một buổi hội thảo vô cùng thú vị về vi mạch. Sự kiện này được tổ chức bởi câu lạc bộ PIF và có sự tham gia của PD Manager Phong, người đã tích luỹ được 10 năm kinh nghiệm tại Uniquify, founder Thông và...
TỔNG KẾT OFFLINE VI MẠCH 07/2024
Vậy là sau hơn 4 tiếng đồng hồ giao lưu và chia sẻ các kiến thức về tổng quan ngành vi mạch, các vị trí việc làm, tuyển dụng, các kinh nghiệm học tập, phỏng vấn, ... buổi offline ngày hôm nay đã kết thúc thành công tốt đẹp.Rất cảm ơn các bạn đã không ngại đường xá xa...
Bài Viết Mới
Chứng Chỉ – Giá Trị Từ Nỗ Lực Thực Sự
Chứng Chỉ Có Quan Trọng Khi Xin Việc? Nhiều người cho rằng chứng chỉ chỉ là “tờ giấy”, nhưng thực tế, nó phản ánh quá trình học tập nghiêm túc, sự nỗ lực không ngừng và khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế. Một chứng chỉ không thể đảm bảo 100% cơ hội việc làm,...
KỈ NIỆM KHÓA HỌC ICTC
Còn nhớ thời điểm này năm ngoái là lúc bắt đầu IC1, 2 gì đó mà giờ đã là 19 rồi, thời gian trôi qua nhanh thiệt ^^.Trong buổi khai giảng, tụi mình luôn dành thời gian trao đổi để hiểu rõ mục tiêu của từng bạn khi tham gia. Thông thường, mọi người đến với hành trình...
Toàn Cảnh Ngành Công Nghiệp Bán Dẫn Toàn Cầu
Ngành công nghiệp bán dẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, với sự thống trị của một số tập đoàn lớn. Vốn hóa thị trường và sự phân chia theo khu vực cho thấy sự chênh lệch đáng kể giữa các công ty hàng đầu và phần còn lại của ngành. Nhóm Dẫn Đầu:...
BẠN CHƯA BIẾT BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
Sau nhiều năm tư vấn và đào tạo vi mạch cho hàng trăm bạn sinh viên, học sinh và phụ huynh, kết hợp với kinh nghiệm từ các anh chị kỹ sư vi mạch có nhiều năm kinh nghiệm, đây là tất cả những kinh nghiệm và tài liệu mà mình đúc kết, tổng hợp lại được thành một quy trình tìm hiểu ngành vi mạch để các bạn mình mới tham gia vào ngành có thể bắt đầu một cách hiệu quả nhất.
Bấm nút bên dưới để tìm hiểu về ngành, về nghề nghiệp cũng như những thứ bản thân cần chuẩn bị để tham gia vào hành trình trở thành kỹ sư vi mạch tuy có phần gian nan nhưng vô cùng thú vị bạn nhé!
