Cần Học Gì Để Làm Thiết Kế Vi Mạch? Những Môn Học Nền Tảng Ngành Thiết Kế Vi Mạch

Thứ Ba, 20 tháng 08, 2024

List danh sách các môn học dưới đây là những môn nền tảng và tối quan trọng cho các bạn đang muốn theo học ngành vi mạch:

Môn cơ sở ngành

  • Kỹ thuật số
  • Hệ thống máy tính và ngôn ngữ lập trình
  • Mạch điện
  • Mạch điện tử
  • Vi xử lý
  • Kiến trúc máy tính

Môn chuyên ngành:

  • Xử lý tín hiệu số với FPGA
  • Thiết kế vi mạch số
  • Thiết kế vi mạch tương tự và hỗn hợp

Môn Kỹ Thuật Số

Môn kỹ thuật số là môn học nền tảng của thiết kế số (Digital Design). Mỗi trường sẽ có nội dung đào tạo khác nhau nhưng nhìn chung sẽ tập trung vào những kiến thức sau:

Kiến thức về các thành phần logic cơ bản: Cấu trúc, chức năng, và hoạt động của các phần tử logic như AND, OR, XOR, NOT, NAND, NOR, Flip-Flop, Latch… Đây là những thành phần cơ bản để tạo nên mạch số.

Kiến thức về thiết kế mạch logic: Các kiến thức về đại số Boolean, bìa Karnaugh, mạch tổ hợp, mạch tuần tự, máy trạng thái… Mục đích của phần này là để xây dựng nên mạch số dựa vào những phần tử logic đã được học bên trên.

Môn Hệ Thống Máy Tính Và Ngôn Ngữ Lập Trình

Môn học “Hệ thống máy tính và Ngôn ngữ lập trình” tại trường đại học cung cấp nhiều kiến thức nền tảng cho vi mạch. Sinh viên sẽ được ôn lại các khái niệm cơ bản về tin học như hệ đếm, các kiểu dữ liệu, các phép toán số học và luận lý trên bit, dấu chấm động… Ngoài ra môn học cũng giới thiệu một số khái niệm cơ bản về cổng logic, mạch tổ hợp, mạch tuần tự, bộ nhớ… đây là tiền đề cho môn kỹ thuật số. Sinh viên cũng được tìm hiểu các thành phần cơ bản của máy tính, một số mô hình kiến trúc và tập lệnh máy tính đơn giản, đây cũng là nền tảng của môn kiến trúc máy tính sau này.

Phần ngôn ngữ lập trình của môn học này cung cấp kiến thức về lập trình nhúng, viết phần mềm cho các thiết bị nhúng. Sinh viên sẽ học các ngôn ngữ lập trình nhúng như assembly hay C. Đây là những ngôn ngữ phổ biến trong phát triển phần mềm cho vi mạch và các hệ thống nhúng. Ở một số trường, sinh viên còn được học các kỹ thuật tối ưu hóa phần mềm, viết code hiệu quả để tận dụng tối đa tài nguyên phần cứng, rất cần thiết khi làm việc với vi mạch có hạn chế về tài nguyên.

Môn Mạch Điện & Mạch Điện Tử

Môn học Mạch điện và Mạch điện tử là 2 môn cơ sở ngành quan trọng của thiết kế vi mạch, đặc biệt là vi mạch tương tự (analog).

Nội dung cơ bản của môn học này bao gồm nguyên lý cơ bản của mạch điện như điện áp, dòng điện, điện trở, tụ điện, cuộn cảm, cùng với tìm hiểu các phương pháp phân tích mạch điện. Bên cạnh đó, môn học còn giúp sinh viên hiểu rõ về các linh kiện điện tử cơ bản như diode, transistor, MOSFET, cũng như cách chúng hoạt động trong các mạch khuếch đại, mạch dao động…

Hiểu biết về nguyên lý, cách tính toán, và hoạt động của mạch điện là cơ sở vững chắc để giải thích và phân tích các hiện tượng cũng như các thông số điện của mạch. Bên cạnh đó, kiến thức về các linh kiện điện tử như điện trở, tụ điện, và đặc biệt là các linh kiện bán dẫn như BJT, MOSFET, CMOS là rất quan trọng đối với các kỹ sư điện tử. Vì vi mạch cũng là một loại linh kiện điện tử, nên việc nắm vững cấu trúc và hoạt động của những linh kiện điện tử phức tạp và thông dụng sẽ mang lại kinh nghiệm rất hữu ích khi làm việc trong ngành thiết kế vi mạch.

Môn Kiến Trúc Máy Tính

Môn kiến trúc máy tính đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và thiết kế các hệ thống máy tính, bao gồm các nội dung chính sau:

1. Học về về cấu trúc và hoạt động của CPU: CPU, ALU, Cache, và các stage xử lý của CPU như instruction/data fetch, decode, execute, write back.

2. Học về hệ thống bộ nhớ: RAM, ROM, external memories và cách tổ chức và truy xuất bộ nhớ

3. Học về kiến trúc đa lõi, xử lý song song, và cách mà các CPU hiện đại tối ưu hóa hiệu suất bằng cách chia nhỏ các tác vụ.

4. Học về hệ thống BUS và I/O, phân tích cách mà hệ thống bus kết nối và quản lý giao tiếp giữa các thành phần trong máy tính

5. Học về các kỹ thuật tối ưu hóa và tăng tốc như pipeline, superscalar, và speculative execution để tăng tốc độ xử lý.

Môn kiến trúc máy tính cung cấp nền tảng lý thuyết quan trọng cho việc thiết kế các vi mạch, đặc biệt là CPU, GPU, và các bộ vi xử lý khác. Hiểu rõ cách thức các thành phần của một hệ thống máy tính tương tác với nhau sẽ giúp kỹ sư thiết kế các vi mạch hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa hiệu suất.

——————————————————

Tìm hiểu lộ trình cho người mới bắt đầu để hiểu thêm về công việc, ngành nghề, đãi ngộ và những kiến thức cần thiết để học thiết kế vi mạch và tham gia vào thị trường vi mạch.
Lộ Trình Bắt Đầu Ngành Thiết Kế Vi Mạch Bán Dẫn

Truy cập Server EDA Miễn Phí của ICTC để thực hành thiết kế vi mạch:
Truy cập Server EDA Miễn Phí

Hiện tại ICTC đang mở các khóa học thiết kế vi mạch từ cơ bản đến nâng cao, các bạn có thể tìm hiểu tại các bài viết sau nhé:

Thứ Ba, 20 tháng 08, 2024
Vi Mạch Sinh Viên

Vi Mạch Sinh Viên

Đội Ngũ Giảng Viên Đến Từ Các Công ty vi mạch hàng đầu với NHiều năm kinh nghiệm

Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Ampere
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Renesas
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ MediaTek Singapore
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ BOS
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Marvell
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Renesas
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ NSING

Nổi Bật

Tổng Kết Khóa Học Thiết Kế Vi Mạch Cơ Bản Tháng 6 2024

Tổng Kết Khóa Học Thiết Kế Vi Mạch Cơ Bản Tháng 6 2024

Hôm nay, khóa học Thiết kế Vi mạch Cơ bản tại Trung tâm ICTC đã chính thức khép lại với buổi lễ tổng kết ý nghĩa. Đây là dịp để giảng viên và học viên cùng nhau nhìn lại hành trình học tập, những thành quả đạt được, và chia sẻ cảm nghĩ sau khóa học. Cảm Nghĩ Của Học...

TỔNG KẾT OFFLINE VI MẠCH 07/2024

TỔNG KẾT OFFLINE VI MẠCH 07/2024

Vậy là sau hơn 4 tiếng đồng hồ giao lưu và chia sẻ các kiến thức về tổng quan ngành vi mạch, các vị trí việc làm, tuyển dụng, các kinh nghiệm học tập, phỏng vấn, ... buổi offline ngày hôm nay đã kết thúc thành công tốt đẹp.Rất cảm ơn các bạn đã không ngại đường xá xa...

Bài Viết Mới

Chiếc Máy Tính Nhỏ Hơn Hạt Gạo – MSPM0C1104

Chiếc Máy Tính Nhỏ Hơn Hạt Gạo – MSPM0C1104

Bạn Có Tin Một Máy Tính Có Thể Nhỏ Hơn Hạt Gạo? Texas Instruments đã chứng minh điều đó với MSPM0C1104 – một con chip vi điều khiển có kích thước chỉ 1.38 mm² nhưng sở hữu sức mạnh đáng kinh ngạc. Sức Mạnh Trong Một Kích Thước Siêu Nhỏ Dù nhỏ bé, MSPM0C1104 vẫn mang...

Chứng Chỉ – Giá Trị Từ Nỗ Lực Thực Sự

Chứng Chỉ – Giá Trị Từ Nỗ Lực Thực Sự

Chứng Chỉ Có Quan Trọng Khi Xin Việc? Nhiều người cho rằng chứng chỉ chỉ là “tờ giấy”, nhưng thực tế, nó phản ánh quá trình học tập nghiêm túc, sự nỗ lực không ngừng và khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế. Một chứng chỉ không thể đảm bảo 100% cơ hội việc làm,...

KỈ NIỆM KHÓA HỌC ICTC

KỈ NIỆM KHÓA HỌC ICTC

Còn nhớ thời điểm này năm ngoái là lúc bắt đầu IC1, 2 gì đó mà giờ đã là 19 rồi, thời gian trôi qua nhanh thiệt ^^.Trong buổi khai giảng, tụi mình luôn dành thời gian trao đổi để hiểu rõ mục tiêu của từng bạn khi tham gia. Thông thường, mọi người đến với hành trình...

BẠN CHƯA BIẾT BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Sau nhiều năm tư vấn và đào tạo vi mạch cho hàng trăm bạn sinh viên, học sinh và phụ huynh, kết hợp với kinh nghiệm từ các anh chị kỹ sư vi mạch có nhiều năm kinh nghiệm, đây là tất cả những kinh nghiệm và tài liệu mà mình đúc kết, tổng hợp lại được thành một quy trình tìm hiểu ngành vi mạch để các bạn mình mới tham gia vào ngành có thể bắt đầu một cách hiệu quả nhất.

 

Bấm nút bên dưới để tìm hiểu về ngành, về nghề nghiệp cũng như những thứ bản thân cần chuẩn bị để tham gia vào hành trình trở thành kỹ sư vi mạch tuy có phần gian nan nhưng vô cùng thú vị bạn nhé!

LỘ TRÌNH TỰ HỌC VI MẠCHGROUP CHAT HỌC TẬP VI MẠCH