Vi mạch là gì? Học vi mạch có khó không? Sự khác nhau giữa ngành vi mạch và công nghệ thông tin

Thứ bảy, 01 tháng 06, 2024

Hôm nay chúng ta sẽ đến với một chủ đề khá thú vị: sự khác biệt giữa vi mạch và công nghệ thông tin (CNTT). Nhiều bạn mới bắt đầu tìm hiểu về vi mạch có thể sẽ đặt câu hỏi này: “Vi mạch học có khó không, so với công nghệ thông tin thì như thế nào?” Thông thường, CNTT hoặc phần mềm được dùng làm thước đo vì nó đã rất quen thuộc, do đó so sánh là điều dễ hiểu.

Đầu tiên, các bạn cần hiểu vi mạch là gì. Phần này các bạn có thể xem lại video record của ICTC seminar để hiểu thêm nhé.

Lộ trình bắt đầu ngành vi mạch bán dẫn (ictc.edu.vn)

Sau khi tìm hiểu sơ lược về các khái niệm cơ bản và quy trình thiết kế, chúng ta có thể hình dung rằng để tạo ra một con chip, phải trải qua các bước thiết kế (design), sản xuất (fabrication), đóng gói (package) và kiểm thử (validation).

Ở Việt Nam hiện tại, chủ yếu tập trung vào thiết kế vì chưa có nhà máy sản xuất, khâu đóng gói và kiểm thử cũng rất hạn chế. Vì vậy, học vi mạch ở Việt Nam chủ yếu là học thiết kế chip. Vậy học thiết kế chip có khó không và so với CNTT thì như thế nào?

Để trả lời câu hỏi này, không gì tốt hơn là nghe ý kiến từ những “người trong nghề”, những người đã được đào tạo cả về CNTT lẫn vi mạch. ICTC đã thực hiện một cuộc trò chuyện ngắn với 2 khách mời của chúng ta ngày hôm nay, đó là bạn Bùi Quang Minh và anh Cao Văn Hùng.

Bạn Minh hiện là tiến sĩ khoa học máy tính nhưng rất đam mê lĩnh vực vi mạch và đã có nhiều bài chia sẻ trong cộng đồng chúng ta. Còn anh Hùng là cựu sinh viên và kỹ sư tài năng của Đại học Công nghệ thông tin TPHCM, hiện là manager tại công ty Renesas Việt Nam.

Linkedin của Minh: Quang Minh Bùi | LinkedIn
Linkedin của anh Hùng: Cao Văn Hùng | LinkedIn

Có thể thấy 2 khách mời của chúng ta hôm nay hiện đang là chuyên gia ở 2 lĩnh vực khác nhau, nhưng có cùng điểm chung là đam mê về vi mạch. Chúng ta sẽ cùng nghe ý kiến từ cả Minh và anh Hùng để có những góc nhìn khác nhau nhé.

ICTC: “Cảm ơn Minh và anh Hùng đã tham gia cuộc trò chuyện ngắn với ICTC. Anh hỏi Minh trước nhé. Sau một thời gian tìm hiểu về vi mạch, em có thể chia sẻ cảm nhận của mình về vi mạch và sự khác nhau với CNTT hay phần mềm về các khía cạnh như cách tư duy, cách tiếp cận, khả năng tự học, tốc độ phát triển nghề nghiệp không?”

Minh: “Em hiện tại chỉ mới tìm hiểu về thiết kế RTL nên em sẽ chỉ so sánh CNTT với thiết kế RTL thôi nha. Em nghĩ 2 lĩnh vực này khá là giống nhau đó anh, nhưng chỉ là cách suy nghĩ phải khác đi một tí, chung quy lại thì cũng là lập trình cả. Nếu trong phần mềm, mình phải suy nghĩ theo kiểu tuần tự (sequential), cái này sau cái kia thì trong thiết kế RTL mình phải suy nghĩ theo kiểu song song, mọi thứ diễn ra cùng lúc.

Với lại nếu làm software thì phải chạy theo công nghệ mới định kỳ, framework thay đổi mỗi năm một khác, công nghệ mới cập nhật liên tục nên các kỹ sư CNTT thường phải rất nhạy bén với sự thay đổi của công nghệ.

So sánh về sự tiếp cận đối với người học thì cơ bản là software trông thì dễ hơn, nhưng để đào tạo bài bản thì cũng ngang hardware. Ví dụ như code được một chương trình/website để chạy thì rất dễ, để chạy nhanh hay debug nhanh thì lại khó. Ngôn ngữ lập trình hay framework thì nó cũng không thể thay thế kiến thức cơ bản như giải thuật và cấu trúc dữ liệu được.

So sánh về khả năng tự học thì em cũng nghĩ là như nhau nếu mình biết tiếng Anh.

Em nghĩ là đa số mọi người sẽ cảm thấy software nó dễ hơn là tại vì software nổi tiếng với dễ bắt đầu hơn, tool với sách vở bên software cũng miễn phí. Về cơ bản là sẽ có nhiều người biết viết code căn bản, đủ để khoe, nhưng số người hiểu sâu thì cũng ít. Đôi khi họ chỉ biết sử dụng một framework, chuyển qua framework hay ngôn ngữ khác lại rất chậm.

Tóm lại cuối cùng e nghĩ là software dễ học hơn vào ban đầu, nhưng đến 1 lúc nào đó thì những kiểu tài liệu ăn liền nó cũng hết rồi nó cũng sẽ chậm lại.

ICTC: “Cám ơn em đã đưa ra ý kiến của mình. Tới anh Hùng nhé, cảm ơn anh đã tham gia cuộc trò chuyện ngắn với tụi em. Với tư cách là người lâu năm trong ngành vi mạch và cũng được đào tạo CNTT ở trường đại học, anh có thể chia sẻ cảm nhận về sự khác nhau giữa CNTT và vi mạch về các khía cạnh như cách tư duy, cách tiếp cận, khả năng tự học, tốc độ phát triển nghề nghiệp không ạ?”

Anh Hùng: “Anh có vẻ ngược với Minh nhỉ. Minh thì ở lâu năm trong ngành software và mới tìm hiểu vi mạch, còn anh thì ngược lại. Về so sánh các khía cạnh như em nói thì theo anh thấy có một số điểm sau.

So sánh về sự tiếp cận thì khi học CNTT bạn có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn tài liệu trực tuyến, nhiều khóa học miễn phí. Có nhiều cộng đồng hỗ trợ. Còn về ngành thiết kế vi mạch, các nguồn tài liệu trực tuyến chuyên sâu sẽ không nhiều như CNTT. Do đặc thù của ngành, thường các công ty sẽ không open thiết kế của mình với bên ngoài.

So sánh về tài nguyên (resource) để bắt đầu học thì học CNTT thường sẽ yêu cầu ít nguồn tài nguyên hơn. Thông thường bạn chỉ cần có 1 chiếc PC là có thể tự tìm hiểu được. Còn về ngành thiết kế vi mạch, từ thiết kế trên máy tính cho đến khi ra sản phẩm cuối cùng, trải qua rất nhiều công đoạn và cần rất nhiều nguồn tài nguyên khác nhau. Thường thấy nhất là kiểm thử xem thiết kế của mình chạy có đúng mong đợn không, cần có phần mềm RTL simulator (ModelSim/Xcelium/VCS/…). Rồi để tổng hợp từ RTL sang mức gate netlist, cần phần mềm Synthesis (Design compiler, Genus) và nhiều công đoạn khác. Hoặc cũng có thể dùng FPGA để kiểm thử thiết kế của mình. Đặc điểm chung của các phần mềm này đều là phần mềm bản quyền và có giá rất lớn, từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đô. Nên chi phí phát triển chip thường rất đắt đỏ. Nói như vậy để thấy, để giảng dạy, học tập ngành thiết kế vi mạch cần phải đầu nhiều thứ hơn ngành CNTT thông thường.

Về thời gian cho 1 dự án, thường thời gian cho một dự án thiết kế chip kéo dài rất lâu, nếu dự án phát triển dựa trên dự án trước đó thì cũng phải mất 6 tháng, còn dự án mới thường phải kéo dài từ 1 đến 2 năm, cá biệt có dự án mất đến 3 năm mới có thể tapeout. Còn các dự án bên CNTT thì thường ngắn hơn, từ vài tháng cho đến một năm. Nên chi phí R&D cho chip cơ bản là rất đắt đỏ.

Chính vì thời gian cho một dự án kéo dài lâu như vậy nên thời gian để up-skill cho một kỹ sư thiết kế chip cũng sẽ dài theo. Thông thường một kỹ sư thiết kế chip sẽ phải mất 2-3 năm đào tạo trong các dự án thực tế để có thể tự xử lý công việc trong công đoạn của mình. Sau đó mất thêm khoảng 2-3 năm để đào sâu kiến thức để có thể tự làm chủ và có thể phát triển những cái mới, level này thường là 5 năm kinh nghiệm. Người ta hay lấy mốc 5 năm để đánh dấu sự trưởng thành của kỹ sư thiết kế chip (senior level). Trong 5 năm tiếp theo người kỹ sư thiết kế chip có thể phát triển nghiên cứu rộng ra trong khâu của mình và đến 10 năm có thể trở thành expert level trong một khâu. Sau 10 năm thì thường các kỹ sư IC sẽ bắt đầu mở rộng ra nghiên cứu các khâu xung quanh, về architecture design. về cách để tối ưu hóa quy trình, giảm chi phí R&D cho dự án, phát triển các giải thuật mới, design flow mới. Quá trình này có thể kéo dài lên đến 5-10 năm tiếp theo. Còn bên phần mềm thì một dự án diễn ra nhanh nên việc up-skill của kỹ sư cũng diễn ra nhanh hơn, thường kỹ sư software 10 năm kinh nghiệm đã có skill “khủng” lắm rồi.

Bên cạnh đó, ngành thiết kế vi mạch còn khá non trẻ ở Việt Nam, nên không có nhiều trường đại học đào tạo ngành này. Bạn sẽ có ít cơ hội để lựa chọn hơn, và vì tính chất đào tạo công nghệ cao, không đại trả nên thường sẽ tuyển đầu vào rất cao.

Với những lý do trên, anh thấy học vi mạch khó hơn CNTT. Nhưng anh nghĩ khó khăn cũng song hành cùng cơ hội. Ngày càng nhiều công ty lớn về bán dẫn đã và đang đầu tư vào Việt Nam. Chính phủ cũng đang chú trọng đến phát triển ngành này nên cơ hội nghề nghiệp và tiềm năng phát triển sẽ rất lớn.”

ICTC: “Cám ơn Minh và anh Hùng đã tham gia cuộc trò chuyện thú vị này.”

Hi vọng qua cuộc trò chuyện ngắn vừa rồi đã giúp các bạn sinh viên, đặc biết là các bạn đang muốn tìm hiểu về vi mạch hình dung ra được 1 số điểm khác nhau cơ bản giữa CNTT và vi mạch. Nếu các bạn có thắc mắc hoặc có ý kiến nào khác thì chúng ta cùng bàn luận với nhau tiếp nhé.

P/S: có một khía cạnh khá thú vị chưa được đề cập trong bài trao đổi đó chính là lương thưởng của ngành vi mạch. Các bạn muốn tìm hiểu về vấn đề này có thể xem lại trong record seminar của ICTC nha.


——————————————————

Tìm hiểu lộ trình cho người mới bắt đầu để hiểu thêm về công việc, ngành nghề, đãi ngộ và những kiến thức cần thiết để học thiết kế vi mạch và tham gia vào thị trường vi mạch.
Lộ Trình Bắt Đầu Ngành Thiết Kế Vi Mạch Bán Dẫn

Truy cập Server EDA Miễn Phí của ICTC để thực hành thiết kế vi mạch:
Truy cập Server EDA Miễn Phí

Hiện tại ICTC đang mở các khóa học thiết kế vi mạch từ cơ bản đến nâng cao, các bạn có thể tìm hiểu tại các bài viết sau nhé:

Thứ bảy, 01 tháng 06, 2024
Đức Lê

Co-Founder ICTC - RTL Design Engineer

Mình đã có hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực vi mạch, tập trung vào khâu thiết kế RTL. Dù là một ngành nghề đang phát triển mạnh mẽ, thế nhưng, thông tin về thiết kế vi mạch vẫn còn khá mơ hồ, không rõ ràng. Điều này làm cho những người trẻ, đặc biệt là những ai mới bước vào lĩnh vực này, gặp không ít khó khăn khi muốn tìm hiểu và tiếp cận kiến thức. Nhận thức được những khó khăn này, chúng mình quyết định thành lập ICTC - một nơi không chỉ chia sẻ kiến thức mà còn truyền đạt những thông tin thực tế, từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực thiết kế vi mạch. Mục tiêu của ICTC là giúp các bạn trẻ nắm vững kiến thức, hiểu rõ về ngành nghề và từ đó, có thể xây dựng một hướng đi đúng đắn cho sự nghiệp trong tương lai của mình. Chúng mình tin rằng, với sự đam mê và kiến thức chuyên sâu, mọi khó khăn đều có thể vượt qua, và hành trình chinh phục thế giới vi mạch sẽ trở nên thú vị hơn bao giờ hết.

Đội Ngũ Giảng Viên Đến Từ Các Công ty vi mạch hàng đầu với NHiều năm kinh nghiệm

Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Ampere
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Renesas
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ MediaTek Singapore
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ BOS
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Marvell
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Renesas
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ NSING
Nguyễn Thanh Vương

Nguyễn Thanh Vương

Design Verification Engineer - FPT Semiconductor

"Khóa học quá oke ấy chứ ạ. Lúc trước em fail 3 lần pv và nhận ra mình thiếu project vs tool EDA thực tế, khóa học có server vs thạo VIM em thấy lợi thế hơn hẳn luôn ấy."

Lê Tiến Đạt

Lê Tiến Đạt

Semiconductor Engineer - SemiFive

"Mình chuyển sang vi mạch thực sự khoảng đầu năm nay, mông lung và mất định hướng. Trong quá trình tự học thì biết đến ICTC, cũng nghĩ mục tiêu ban đầu là học để có cái nhìn tổng quát về ngành chứ không nghĩ là sẽ nhận được nhiều như vậy từ các anh. Mình phỏng vấn lần đầu tiên vào tháng 1, sau 6 tháng nỗ lực và tham gia cùng với ICTC thì mình nhận được offer."

Phan Minh Khôi

Phan Minh Khôi

PD Engineer - ADT Technology & SNST

"Nhờ các kiến thức của khóa học tại trung tâm nên em có cái nhìn chi tiết hơn về ngành, giúp em trả lời tốt các câu hỏi tạo điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng."

Nổi Bật

TỔNG KẾT VÀ TRAO CHỨNG CHỈ CHO CÁC LỚP THIẾT KẾ VI MẠCH CƠ BẢN T4 – T5. TUYỂN SINH LỚP VI MẠCH CƠ BẢN VÀ SYSTEM VERILOG UVM THÁNG 09, 10!

TỔNG KẾT VÀ TRAO CHỨNG CHỈ CHO CÁC LỚP THIẾT KẾ VI MẠCH CƠ BẢN T4 – T5. TUYỂN SINH LỚP VI MẠCH CƠ BẢN VÀ SYSTEM VERILOG UVM THÁNG 09, 10!

Vừa qua, ICTC đã có buổi tổng kết lớp kết hợp Offline và Online (cho các bạn không tham dự trực tiếp) để trao chứng chỉ cho các bạn hoàn thành đồ án cuối khóa. Đây là điều kiện tiên quyết để nhận chứng chỉ. Chúc mừng các bạn đã đạt thành tích tốt trong 3 tháng vừa...

HỌC VIÊN ICTC NHẬN ĐƯỢC OFFER TỪ SEMIFIVE 

HỌC VIÊN ICTC NHẬN ĐƯỢC OFFER TỪ SEMIFIVE 

HỌC VIÊN ICTC NHẬN ĐƯỢC OFFER TỪ SEMIFIVE , ICTC NÂNG CẤP SERVER EDA, TIẾP TỤC KHAI GIẢNG CÁC KHOÁ THIẾT KẾ VI MẠCH CƠ BẢN CUỐI THÁNG 8! Trong thời gian vừa qua ICTC đã liên tục nâng cấp hệ thống server EDA thiết kế vi mạch cho gần 100 học viên, giảng viên và các...

Bài Viết Mới

Khai Giảng Khóa Học Thiết Kế Vi Mạch Cơ Bản Tháng 26/08/2024

Khai Giảng Khóa Học Thiết Kế Vi Mạch Cơ Bản Tháng 26/08/2024

Cuối tháng 8 vừa rồi, ICTC đã tiến hành khai giảng lớp thiết kế vi mạch cơ bản (Fundamental IC Design & Verification) thứ 2 trong tháng với anh giảng viên đến từ Synopsys - công ty hàng đầu về thiết kế IP & EDA tools cho vi mạch. Buổi khai giảng đã diễn ra vui...

TỔNG KẾT VÀ TRAO CHỨNG CHỈ CHO CÁC LỚP THIẾT KẾ VI MẠCH CƠ BẢN T4 – T5. TUYỂN SINH LỚP VI MẠCH CƠ BẢN VÀ SYSTEM VERILOG UVM THÁNG 09, 10!

TỔNG KẾT VÀ TRAO CHỨNG CHỈ CHO CÁC LỚP THIẾT KẾ VI MẠCH CƠ BẢN T4 – T5. TUYỂN SINH LỚP VI MẠCH CƠ BẢN VÀ SYSTEM VERILOG UVM THÁNG 09, 10!

Vừa qua, ICTC đã có buổi tổng kết lớp kết hợp Offline và Online (cho các bạn không tham dự trực tiếp) để trao chứng chỉ cho các bạn hoàn thành đồ án cuối khóa. Đây là điều kiện tiên quyết để nhận chứng chỉ. Chúc mừng các bạn đã đạt thành tích tốt trong 3 tháng vừa...

Lịch Sử Vi Điều Khiển 8051

Lịch Sử Vi Điều Khiển 8051

Nếu bạn đang học môn vi xử lý thì không thể nào không biết đến con 8051 huyền thoại này Lịch sử của vi điều khiển 8051 bắt đầu từ cuối những năm 1970 khi Intel phát triển dòng MCS-51, được phát hành vào năm 1980. Intel 8051 là một vi điều khiển 8-bit rất phổ...

BẠN CHƯA BIẾT BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Sau nhiều năm tư vấn và đào tạo vi mạch cho hàng trăm bạn sinh viên, học sinh và phụ huynh, kết hợp với kinh nghiệm từ các anh chị kỹ sư vi mạch có nhiều năm kinh nghiệm, đây là tất cả những kinh nghiệm và tài liệu mà mình đúc kết, tổng hợp lại được thành một quy trình tìm hiểu ngành vi mạch để các bạn mình mới tham gia vào ngành có thể bắt đầu một cách hiệu quả nhất.

 

Bấm nút bên dưới để tìm hiểu về ngành, về nghề nghiệp cũng như những thứ bản thân cần chuẩn bị để tham gia vào hành trình trở thành kỹ sư vi mạch tuy có phần gian nan nhưng vô cùng thú vị bạn nhé!

LỘ TRÌNH TỰ HỌC VI MẠCHGROUP CHAT HỌC TẬP VI MẠCH