RTL LINT – 5 LỖI PHỔ BIẾN KHI THIẾT KẾ RTL

Thứ Bảy, 17 tháng 05, 2025

1. Latch Inference

Trong thiết kế mạch số bằng Verilog, một vấn đề thường gặp là latch inference – hiện tượng công cụ mô phỏng hoặc tổng hợp tự động suy diễn ra một phần tử lưu trữ (latch) mà designer có thể không hề mong muốn.

Khi nào latch inference xảy ra?

Khi trình mô phỏng hoặc công cụ tổng hợp đọc mã Verilog, chúng sẽ diễn giải nội dung như sau:

  • Nếu trong một khối lệnh case hoặc khối điều kiện if-else, một số trường hợp xử lý giá trị đầu vào bị thiếu (không được mô tả rõ ràng), thì:
  • Ví dụ, nếu trong case ta xử lý giá trị 0, 1 nhưng bỏ sót giá trị 2, thì:
    + Công cụ sẽ hiểu rằng, nếu trạng thái hiện tại là 2, giá trị của biến y sẽ giữ nguyên, bởi vì chúng ta không nói phải thay đổi nó thế nào.
    + Điều này đồng nghĩa với việc cần một phần tử lưu trữ để ghi nhớ giá trị cũ của y – tức là, một latch sẽ được tạo ra.

Vậy nên, khi không mô tả đầy đủ các trường hợp, công cụ sẽ ngầm hiểu rằng designer muốn tạo một latch để lưu trữ giá trị trước đó.

Cách khắc phục latch inference

Để tránh latch inference ngoài ý muốn, chúng ta nên:

  • Mô tả đầy đủ tất cả các trường hợp đầu vào trong caseif-else
  • Hoặc, nếu không muốn liệt kê hết, cần sử dụng một câu lệnh default để xử lý các trường hợp chưa được nêu.

Một ví dụ đơn giản nhất:

case(state)

2'b00: y = 1'b0;

2'b01: y = 1'b1;

default: y = 1'b0; // tránh latch inference

endcase


Nếu để latch inference tồn tại trong thiết kế, ta có thể gặp những rủi ro sau:

  • Chuyển từ logic tổ hợp thành logic tuần tự
    Latch khiến thiết kế không còn là thuần túy combinational logic, mà trở thành sequential logic. Điều này làm thay đổi bản chất thiết kế.
  • Khó kiểm soát thời gian và timing
    Latch không được đồng bộ bởi clock như flip-flop, nên khó dự đoán thời gian lan truyền (propagation delay), dễ gây lỗi timing, hazard, và glitch.
  • Độ tin cậy thiết kế giảm
    Hành vi giữ giá trị cũ có thể gây ra những lỗi rất khó phát hiện trong mô phỏng, đặc biệt là trong các corner case.
  • Khó bảo trì và debug
    Khi phát hiện lỗi trong các giai đoạn muộn như kiểm thử hệ thống hoặc sau khi tape-out, việc sửa lỗi liên quan đến latch có thể cực kỳ tốn kém và rắc rối.
  • Có thể ảnh hưởng tới việc tổng hợp (synthesis)
    Một số công cụ tổng hợp sẽ tự động thêm latch vật lý, làm tăng diện tích chip, tiêu thụ điện năng lớn hơn, và ảnh hưởng tới hiệu suất tổng thể.

——————————————————

Hiện tại ICTC đang mở các khóa học thiết kế vi mạch từ cơ bản đến nâng cao, các bạn có thể tìm hiểu tại các bài viết sau nhé:

 

Truy cập Server EDA Miễn Phí của ICTC để thực hành thiết kế vi mạch:
Truy cập Server EDA Miễn Phí

 

Thứ Bảy, 17 tháng 05, 2025

Đội Ngũ Giảng Viên Đến Từ Các Công ty vi mạch hàng đầu với NHiều năm kinh nghiệm

Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Ampere
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Renesas
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ MediaTek Singapore
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ BOS
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Marvell
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ Renesas
Khóa học thiết kế vi mạch ICTC giảng viên từ NSING

Nổi Bật

Final Project Của Lớp Thiết Kế Vi Mạch Cơ Bản

Final Project Của Lớp Thiết Kế Vi Mạch Cơ Bản

Boom!  Cảm giác vỡ òa khi màn hình hiện kết quả design của bạn đã "pass" golden model – cửa ải cuối cùng trước khi “tốt nghiệp”!À quên, còn một điều kiện là coverage phải đủ nữa nha  Nhưng mà... cái cảm giác được thông báo ALL_PASSED vẫn là một điều gì đó thật đặc...

TỔNG KẾT OFFLINE VI MẠCH 07/2024

TỔNG KẾT OFFLINE VI MẠCH 07/2024

Vậy là sau hơn 4 tiếng đồng hồ giao lưu và chia sẻ các kiến thức về tổng quan ngành vi mạch, các vị trí việc làm, tuyển dụng, các kinh nghiệm học tập, phỏng vấn, ... buổi offline ngày hôm nay đã kết thúc thành công tốt đẹp.Rất cảm ơn các bạn đã không ngại đường xá xa...

Bài Viết Mới

🏗️ Đà Nẵng Đầu Tư Phòng Lab Đóng Gói Vi Mạch 1.800 Tỷ VND

🏗️ Đà Nẵng Đầu Tư Phòng Lab Đóng Gói Vi Mạch 1.800 Tỷ VND

Bản tin vi mạch từ ICTC - IC Training Center Vietnam 1. Dự án đóng gói vi mạch đầu tiên tại miền Trung TP. Đà Nẵng đã chính thức phê duyệt dự án xây dựng một phòng thí nghiệm đóng gói vi mạch tiên tiến tại Khu Công viên phần mềm số 2. Đây là dự án OSAT dạng R&D...

CÁC MÔN HỌC NỀN TẢNG NGÀNH THIẾT KẾ VI MẠCH

CÁC MÔN HỌC NỀN TẢNG NGÀNH THIẾT KẾ VI MẠCH

1. Môn Kỹ Thuật Số (Điện Tử Số) Môn kỹ thuật số là môn học nền tảng của thiết kế số (Digital Design). Mỗi trường sẽ có nội dung đào tạo khác nhau nhưng nhìn chung sẽ tập trung vào những kiến thức sau: Kiến thức về các thành phần logic cơ bản:Cấu trúc, chức năng và...

BẠN CHƯA BIẾT BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Sau nhiều năm tư vấn và đào tạo vi mạch cho hàng trăm bạn sinh viên, học sinh và phụ huynh, kết hợp với kinh nghiệm từ các anh chị kỹ sư vi mạch có nhiều năm kinh nghiệm, đây là tất cả những kinh nghiệm và tài liệu mà mình đúc kết, tổng hợp lại được thành một quy trình tìm hiểu ngành vi mạch để các bạn mình mới tham gia vào ngành có thể bắt đầu một cách hiệu quả nhất.

 

Bấm nút bên dưới để tìm hiểu về ngành, về nghề nghiệp cũng như những thứ bản thân cần chuẩn bị để tham gia vào hành trình trở thành kỹ sư vi mạch tuy có phần gian nan nhưng vô cùng thú vị bạn nhé!

LỘ TRÌNH TỰ HỌC VI MẠCHGROUP CHAT HỌC TẬP VI MẠCH