Lộ trình tự học ngành vi mạch
Bài viết này nhằm giúp các bạn định hướng được bản thân nên bắt đầu từ đâu, nên tìm hiểu những gì để có phương hướng tiếp cận ngành vi mạch hiệu quả nhất!
Giảng viên lành nghề, là các kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm trong ngành
Giáo trình hiện đại, toàn diện mang tính quốc tế
Dự án thực tế, đào tạo kĩ năng cần thiết khi đi làm
Phần mềm, công cụ học tập thực tiễn đang được các công ty sử dụng
Cơ hội mở rộng, kết nối, làm việc với các công ty trong ngành
ĐỊNH HƯỚNG BẮT ĐẦU TÌM HIỂU NGÀNH VI MẠCH
Bước 1. Tìm hiểu tổng quan về ngành vi mạch
Điều đầu tiên các bạn cần là có một cái nhìn toàn diện về tổng quan ngành vi mạch. Cách nhanh nhất để đạt mục tiêu này là xem qua hội thảo vi mạch bên dưới được ICTC tổ chức cho các bạn sinh viên với sự tham gia của các kỹ sư vi mạch có từ 5 – 10 năm kinh nghiệm trong ngành.
Video dài gần 2 tiếng sẽ giải đáp rất nhiều các câu hỏi mà các bạn đang thắc mắc. Các bạn cố gắng mình xem hết nhé!
Người host chính là giảng viên Lê Minh Đức với hơn 10 năm kinh nghiệm ở vị trí RTL Designer hiện đang công tác tại Việt Nam và Singapore.
Phần 1: Khám Phá Ngành Công Nghiệp Vi Mạch Bán Dẫn
Phần 2: Quy Trình Thiết Kế Vi Mạch ASIC
Phần 3: Cơ Hội Nghề Nghiệp của Kỹ Sư Vi Mạch
Phần 4: Các Kiến Thức và Kỹ Năng Cần Thiết cho Kỹ Sư Vi Mạch
Phần 5: Trò Chuyện và Giải Đáp Thắc Mắc
Phần 6: Trải Nghiệm Thực Hành Trên Hệ Thống Server Vi Mạch Chuẩn Quốc Tế
02:40 Giới thiệu nội dung Seminar
03:55 Tổng quan về ngành vi mạch bán dẫn
09:29 Tổng quan về ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam
15:24 Quy trình thiết kế và sản xuất vi mạch – Các vị trí kỹ sư Front End
27:30 Quy trình thiết kế và sản xuất vi mạch – Các vị trí kỹ sư Back End
45:08 Thu nhập, cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến ngành vi mạch
59:46 Bắt đầu từ đâu với ngành vi mạch?
01:27:34 Kiến thức một kỹ sư vi mạch cần có
01:34:10 Giao lưu – Giải đáp câu hỏi
02:15:45 Tự học và thực hành thiết kế vi mạch trên Server ICTC
02:21:00 Giao lưu – Giải đáp câu hỏi – Cont
Bước 2. Bổ sung các kiến thức cụ thể về vi mạch
Sau khi đã có một cái nhìn toàn diện về ngành vi mạch và các kiến thức chung, bây giờ bạn đã có đủ khả năng để mình tìm hiểu sâu hơn về ngành, tiến gần hơn đến mục tiêu là chọn được một vị trí phù hợp cho mình trong ngành vi mạch.
1. Tiếp xúc với các kiến thức ngành qua các bài viết, video về vi mạch của các kỹ sư giàu kinh nghiệm.
UVM là gì? Các công ty đang yêu cầu kỹ năng gì từ kỹ sư Design Verification?
Phần 1: Các công ty đang yêu cầu kỹ năng gì từ kỹ sư verification (DV) Các công ty trong lĩnh vực thiết kế vi mạch tích hợp (VLSI) luôn tìm kiếm những kỹ sư Verification (DV) có kỹ năng và kiến thức sâu rộng nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu suất của sản phẩm. Khi các...
Không Tìm thấy Kết quả
Không tìm được trang bạn yêu cầu. Hãy thử tìm lại, hoặc dùng điều hướng bên trên để tìm bài đăng.
Sự Quan Trọng Của Vi Mạch Trong Đời Sống Hiện Đại
Vi mạch là một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20 và có vai trò then chốt trong cuộc cách mạng công nghệ. Chúng được làm từ các chất bán dẫn, chủ yếu là silicon, và được tích hợp trong hàng loạt thiết bị điện tử. Hình ảnh minh họa dưới đây cho thấy sự...
Cộng Đồng Kiến Thức Vi Mạch Hơn 14000 Thành Viên
Cộng đồng vi mạch luôn cập nhật các thông tin mới nhất về tuyển dụng, học bổng và các cuộc thi, hoạt động liên quan đến vi mạch!
FanPage ICTC
Ghé thăm FanPage của ICTC để luôn được cập nhật các thông tin mới nhất về ngành vi mạch cũng như các sự kiện sắp tổ chức bạn nhé!
TalkShow Vi Mạch Hàng Tháng
Group Chat Học Tập Vi Mạch
Tham gia nhóm chat cùng các thành viên là những bạn cũng đang tìm hiểu ngành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị kỹ sư đi trước.
LinkedIn ICTC
Ghé thăm LinkedIn của ICTC để luôn được cập nhật các thông tin mới nhất về ngành vi mạch cũng như các sự kiện sắp tổ chức bạn nhé!
Bước 3. Làm quen với công việc của các kỹ sư vi mạch (thực hành)
Ở bước 2 thì bạn đã có một nguồn tài liệu, thông tin để bắt đầu nghiên cứu và một cộng đồng hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho mình. Ở bước 3 này chúng ta sẽ bắt tay vào thực hành một số kỹ năng cơ bản để làm quen với công việc của một kỹ sư vi mạch.
Để giúp các bạn thực hiện điều này một cách nhanh và hiệu quả nhất, ICTC đã tổ chức các buổi hướng dẫn thực hành thiết kế, kiểm tra vi mạch dưới sự hướng dẫn của Founder Nguyễn Đức Huy (có hơn 6 năm kin h nghiệm ở vị trí Design Verification, hiện đang công tác tại Việt Nam và Singapore), đồng thời cung cấp quyền truy cập vào hệ thống Server thực hành vi mạch được các kỹ sư tại ICTC xây dựng hòan chỉnh giống như Server tại các công ty vi mạch hàng đầu đang sử dụng.
Trong trường hợp các bạn không thể tham gia trực tiếp các buổi này (dự kiến tổ chức 1 tháng 1 lần), thì mình có thể xem lại 2 Video record bên dưới và thực hành theo nhé!
Buổi 1: Thực Hành Linux và VIM
00:00 Giới thiệu
04:02 Hướng dẫn làm quen với Linux
19:56 Hướng dẫn làm quen với trình soạn thảo VIM
52:22 Thực hành theo giảng viên
54:25 Chạy mô phỏng vi mạch thủ công
1:06:24 Chạy mô phỏng vi mạch tự động
1:11:36 Thực hành soạn thảo Makefile để chạy mô phỏng
1:20:12 Bonus: Hướng dẫn tùy biến VIM
1:30:35 Bonus: Hướng dẫn tùy biến Linux
1:37:13 Giới thiệu nội dung buổi 2
Buổi 2: Thiết Kế IP Và Viết TestBench Verify Vi Mạch
00:00 Giới thiệu
01:04 Giới thiệu về RTL Design và kiến trúc chip thương mại
11:42 Giới thiệu kiến trúc chip đơn giản
18:55 Hướng dẫn về Timer
21:42 D Flip-Flop
30:55 Thiết kế 3 Bit Counter dùng D Flip-Flop
33:47 Tích hợp thành chip
36:45 Verify (Kiểm tra) vi mạch
44:31 Thực hành thiết kế vi mạch trên Server
1:06:10 Thực hành viết testbench – checker để kiểm tra 3 Bit Counter
1:38:27 Mô phỏng Project SoC thực tế dùng Core M0 của ARM
2:02:11 Thiết kế vi mạch chuyên sâu
Hướng dẫn giải bài tập thiết kế vi mạch trên group 22/06/2024
00:00 Trò chuyện trước khi bắt đầu
06:52 Bắt đầu giải đề
08:58 Phân tích đề
15:36 Vẽ sơ đồ mạch
23:22 Bắt đầu code
39:39 Xem waveform để kiểm tra Clock, Reset
41:42 Tạo input
46:48 Kiểm tra Wave
48:01 Xem schematic
55:25 Giải đáp thắc mắc
Bước 4. Lên kế hoạch và lộ trình học tập cho bản thân
Lựa Chọn Ngành Học Phù Hợp ở Đại Học
Tham Gia Các Sự Kiện Ngành Vi Mạch
Trau Dồi Kiến Thức Kỹ Thuật Chuyên Môn
Chọn Công Việc Phù Hợp
Bổ Sung Hoạt Động Ngoại Khóa
Tham Gia Các Khóa Học Vi Mạch
Để tối ưu hóa thời gian, công sức và cơ hội việc làm ở các công ty vi mạch hàng đầu, các bạn có thể cân nhắc đăng ký thêm các khóa học được ICTC trực tiếp giảng dạy và thực hành trên Server vi mạch của trung tâm!
Tham Gia Nghiên Cứu và Học Tập Vi Mạch cùng Cộng Đồng ICTC!
Trải qua rất nhiều trao đổi, thu thập ý kiến từ các thành viên cộng đồng, ICTC quyết định triển khai Chương Trình Nghiên Cứu Học Tập Vi Mạch với tất cả các thành viên!
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!
Founder ICTC - Design Verification Engineer
Đội Ngũ Giảng Viên Đến Từ Các Công ty vi mạch hàng đầu với NHiều năm kinh nghiệm
Nguyễn Thanh Vương
Design Verification Engineer - FPT Semiconductor
Lê Tiến Đạt
Semiconductor Engineer - SemiFive
"Mình chuyển sang vi mạch thực sự khoảng đầu năm nay, mông lung và mất định hướng. Trong quá trình tự học thì biết đến ICTC, cũng nghĩ mục tiêu ban đầu là học để có cái nhìn tổng quát về ngành chứ không nghĩ là sẽ nhận được nhiều như vậy từ các anh. Mình phỏng vấn lần đầu tiên vào tháng 1, sau 6 tháng nỗ lực và tham gia cùng với ICTC thì mình nhận được offer."
Phan Minh Khôi
PD Engineer - ADT Technology & SNST
"Nhờ các kiến thức của khóa học tại trung tâm nên em có cái nhìn chi tiết hơn về ngành, giúp em trả lời tốt các câu hỏi tạo điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng."
Nổi Bật
Hướng dẫn đăng nhập Server ICTC để thực hành thiết kế Vi Mạch
https://www.youtube.com/watch?v=ffIIuxIa25A Trong video ngày hôm nay, Admin Thông của IC Training Center sẽ hướng dẫn cho các bạn cách đăng nhập vào server của ICTC để chúng ta có thể thực hành các bài tập, bài học về thiết kế vi mạch một cách bài bản và sát với thực...
Tổng kết ICTC Seminar tại Đại Học Bách Khoa HCM
Vào Thứ hai, ngày 11/12/2023, tại Đại Học Bách Khoa Hồ Chí Minh, đội ngũ ICTC đã có cơ hội gặp gỡ và chia sẻ về ngành vi mạch với các bạn sinh viên khoa Kĩ Thuật Máy Tính. Buổi hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp và mang đến cho các bạn một cái nhìn tổng quát và...
Bài Viết Mới
Phân Loại Vi Mạch Theo Mật Độ Transistor
Vi mạch có thể được phân loại dựa trên mật độ transistor. SSI (Small-Scale Integration) Vi mạch SSI chứa một số lượng nhỏ các cổng logic hoặc transistor, thường từ 10 đến 100. Chúng thường được sử dụng trong các ứng dụng đơn giản như các mạch logic cơ bản. MSI...
Vi Mạch Là Gì?
Vi mạch, còn được gọi là chip hoặc mạch tích hợp (IC - Integrated Circuit), là mạch điện tử rất nhỏ được đóng gói thành một linh kiện hoàn chỉnh. Vi mạch là một trong những phát minh quan trọng nhất trong lĩnh vực công nghệ điện tử, đóng vai trò then chốt trong việc...
Chất Bán Dẫn Là Gì?
Chất bán dẫn là vật liệu có tính chất điện dẫn nằm giữa chất dẫn điện (như kim loại) và chất cách điện (như gốm hoặc nhựa). Điều này có nghĩa là chúng có khả năng dẫn điện tốt hơn chất cách điện nhưng kém hơn chất dẫn điện. Chất bán dẫn phổ biến nhất là silicon (Si)...
BẠN CHƯA BIẾT BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
Sau nhiều năm tư vấn và đào tạo vi mạch cho hàng trăm bạn sinh viên, học sinh và phụ huynh, kết hợp với kinh nghiệm từ các anh chị kỹ sư vi mạch có nhiều năm kinh nghiệm, đây là tất cả những kinh nghiệm và tài liệu mà mình đúc kết, tổng hợp lại được thành một quy trình tìm hiểu ngành vi mạch để các bạn mình mới tham gia vào ngành có thể bắt đầu một cách hiệu quả nhất.
Bấm nút bên dưới để tìm hiểu về ngành, về nghề nghiệp cũng như những thứ bản thân cần chuẩn bị để tham gia vào hành trình trở thành kỹ sư vi mạch tuy có phần gian nan nhưng vô cùng thú vị bạn nhé!